Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

TỪ ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN NGHĨ VỀ MỊN

    Hình học không thể chứng minh được định đề song song, để rồi Ơ-clit đúng mà phi Ơ-clit cũng đúng. Trong vật lí Niu- tơn đúng mà Anh-stanh cũng đúng. Mọi khoa học thực nghiệm đều phải dựa vào một giả thuyết nào đó để giải thích các hiện tượng. Mọi lí thuyết suy diễn đều phải dựa vào các tiên đề (mặc nhiên thừa nhận mà không thể chứng minh). Mọi sinh linh đều chấp nhận sinh tử mà hầu như không hiểu gì sinh tử. Con gà có trước hay quả trứng có trước vẫn là câu đố hoàn toàn không có lời giải. 
    Tự nhiên và bản năng là những thứ được sắp đặt và lập trình sẵn. Nhưng ai sắp đặt, ai lập trình là những câu hỏi loài người cố tình lãng tránh.
    Không một hệ kín nào tự chứng minh được mình. Vũ trụ thô cũng vậy. Lời giải là ở thông tin. Và thông tin ở trong mịn.

P/S. Vận tốc ánh sáng trong chân không là hằng số c.  Anh-stanh đã xem điều này như là một tiên đề. Vận tốc c  phụ thuộc vào hai độ đo: khoảng cách và thời gian. Nhưng trong chân không thì đo bằng cách gì? Điều đó ông không đề cập đến. Trong khi toán học đã xét đến độ đo trong không gian liên tục trù mật metric.  Nghĩa là phải đo trong không gian mịn. Và như thế các tiên đề có thể là đã đến từ mịn.
Năm 1931, nhà toán học trẻ Kurt Gödel có một khám phá mang tính bước ngoặt, gây ra những chấn động lớn như những gì Albert Einstein đã làm.
Nhưng trớ trêu thay, không mấy ai biết về nó...


M.TRITHUCVN.NET
“Định lý Bất toàn của Gödel: Khám phá Toán học số 1 trong thế kỷ 20” là một bài giảng của Perry Marshall. Nhưng trớ trêu thay, không mấy ai biết về nó.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

TRÍ NHỚ CẢM XÚC

       Đến tuổi này, điểm lại cái nhớ cái quên mới hay là đã quên hầu hết. Quên công thức, định lí, đã đành, dẫu xưa vanh vách. Quên cả những bài thơ đã học thuộc lòng thuở nhỏ. Quên đến mức không còn biết hồi cấp 1, cấp 2 đã được học những bài nào. Quên cả những người từng làm việc với mình một dạo...
      Thế mà có những câu thơ chỉ tình cờ được nghe mà nhớ mãi. Còn bài Màu tím hoa sim chỉ nghe một lần mà nhớ như in đến tận bây giờ. Có người chỉ gặp một lần rồi xa mà mãi không quên. Và như gốc khế hai thân trong khe ông Ngãi, chẳng là gì mà cứ ở hoài trong tâm trí...
     Thì ra trí nhớ hầu hết thuộc về cảm xúc. Điều gì gây ấn tượng, xúc động, rung cảm.. thì nhớ mãi, không cần nhắc đi nhắc lại, không cần phải học thuộc lòng. Ngược lại, dẫu có thuộc lòng, mà không rung động thì trả bài xong, là quên.
     Lập lối mòn vỏ não chỉ là nhớ tạm, đại não cũng chỉ là bộ nhớ thô, dẫu có tinh vi nhường nào. Tư duy cũng vậy, kể cả là tư duy logic, lập trình, thuật toán, chỉ là tư duy thô. Chớp lóe sáng tạo như Ác- si- mét khi hô "tìm ra rồi", như Niu- tơn thấy quả táo rơi, như Anh- stanh  với tiên đề vận tốc ánh sáng, hoặc như Phật khi đốn ngộ, ấy là tư duy mịn.
     Nghiệm ra được điều này thì đã già quá rồi. Ước gì trở lại ngày xưa, khi còn đứng lớp, để dạy cho trò tất cả mọi điều thông qua cảm xúc. Chỉ có cảm xúc là sống mãi trong lòng. Người xưa nói: "Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời", là vậy. Cũng nhờ vậy, giờ mới thấm một câu đã học thời sư phạm: 
    "Sự nghiệp giáo dục bắt đầu bằng tình cảm và cũng kết thúc bằng tình cảm".
     Cuộc sống, đời người, suy cho cùng là một chuỗi cảm xúc được lưu trong mịn. Còn nữa chẳng  là gì,  chỉ là cát bụi hư vô.  

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

LẠI NGHĨ VỀ TRÍ TUỆ VŨ TRỤ

    Con người chỉ là hạt bụi, là tập con vô cùng bé nhỏ trong vũ trụ. Con người có trí tuệ,  vậy vũ trụ - tập mẹ, phải có trí tuệ.
     Không chỉ loài người  mà con ong cái kiến cũng có trí tuệ. Đến cỏ cây cũng có trí tuệ. Cái mà người ta hay gọi là bản năng chính là trí tuệ thiên bẩm là phần mềm được lập trình bởi trí tuệ vũ trụ. Thiết kế, thi công và vận hành một cơ thể sống, một sinh linh là cả một trí tuệ tuyệt vời.
     Trí tuệ của của con người cũng như của mọi sinh linh cũng như trí tuệ vũ trụ được lưu giữ và truyền tải qua các kí hiệu nhận biết trong thế giới vật chất thô và cả các tín hiệu trong thế giới mịn. Tiếng nói, chữ viết là tín hiệu trong thô nhưng ý nghĩa của chúng lại ở trong mịn. Cũng vậy, chân lí của Phật đến từ mịn, còn ngôn từ và các pháp là "ngón tay chỉ trăng...".
     Trí tuệ vũ trụ được lưu giữ và liên thông tức thời trong mịn. Trí tuệ mịn vận hành tiểu vũ trụ và cả đại vũ trụ. Vũ trụ loảng đến 60 con số không, cho nên để có một hạt cát cũng cần sự sắp đặt, huống chi để có một sinh linh, một thái dương hệ...Trí tuệ sắp đặt và vận hành diệu kỳ ấy là trí tuệ mịn, là trí tuệ vũ trụ vậy.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

LŨA CÓ CẢ BA

    Có thứ mong manh mà đẹp, có thứ biến ảo mà hay, lại có thứ trường tồn bất biến mà quý. Lũa có cả ba.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

TÍNH KHÔNG ĐỒNG NHẤT

Thời gian không đồng nhất: có ngày lành ngày dữ,
Không gian không đồng nhất: có chỗ cát chỗ hung.
Phiến gỗ không đồng nhất: có chỗ mục chỗ lũa.
Nhân gian không đông nhất: có người thiện  kẻ ác.
   

    Vậy mà, đến lúc đã 95 tuổi mẹ tôi vẫn thuộc nằm lòng bài huấn luyện chương, trong đó có 4 câu cuối là:
Hy sinh khôn xiết
phấn đấu kì cùng
cách mạng thành công
đại đồng thế giới. 
     Biết bao máu xương đã đổ xuống, biết bao nhiêu là "hy sinh phấn đấu" cho một "thế giới đại đồng".
     Giờ mẹ đã rời xa cõi tạm và tôi cũng đã 70 tròn, mới nhận ra tính bất toàn, tính không đồng nhất của trời đất, cỏ cây, vạn vật. Làm gì có chỉ toàn dương mà không âm, làm gì có toàn trắng mà không đen, làm gì có đại đồng.
     Ôi! toàn là ảo vọng. Chỉ máu xương là thật.
Nghĩ mà càng thương mẹ cùng bao đồng chí đã "hy sinh khôn xiết, phấn đấu kì cùng". Nghĩ mà thương đồng bào mình triền miên mấy mươi năm nồi da nấu thịt.  
     
  

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

CÂY CỎ CŨNG CÓ ÂM DƯƠNG

      Vạn vật có âm dương, cây cỏ cũng có âm dương. Có cây dương, có cây âm, tùy vào các đặc tính âm dương của nó nhiều ít. Bước đầu có thể ước định thế này theo thứ tự âm dương:
- Lá: to hay nhỏ,
- Vỏ: nhẵn hay ráp
-Thân: cong hay thẳng
-Gỗ: mềm hay cứng
-Màu: trắng hay đỏ


-Mùi: hôi hay thơm
-Vị: đắng hay cay...
     Rồi tùy vào mức độ của to nhỏ, trơn ráp..., tùy vào tỷ lệ các tiêu chí mà có cây dương nhiều có cây dương ít...
Lại có cây dương mà không có lõi, có cây âm mà lõi lại dương, có cây cực âm như cây dó mà lại có trầm.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

LŨA - ĐẠO

ĐẠO
là con đường để đi
là để đi trên mọi con đường
là để không có đường mà vẫn đi được.


LŨA: CŨNG CẦN CÓ NHAU

Dẫu cho năm tháng nắng mưa dầu dãi, dẫu cho hoai mục, chỉ cần còn một chút lũa...


            ..."Sỏi đá cũng cần có nhau"


Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

CÒN ĐÂU

Về đêm 
còn đâu một khoảng tối bình yên
cho trẻ chơi trò ú tim

Còn đâu bên thềm 
bà kể cháu nghe
những chuyện thần tiên

Còn đâu một góc ảo huyền 
cho những người yêu
cùng đón trăng lên...

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

BA ĐIỀU TỰ NGHĨ VỀ MÌNH

     Một là: Cả một đời ngu ngơ lờ mờ về đồng tiền, về cái ăn và về thời gian. Không chừng còn lờ mờ về nhiều thứ khác.

     Hai là: Cả một đời:
Mải mê làm mà không cầu điều gì
Thận trọng mà làm rồi việc xong có thì
Thời gian trôi ư dường như không hay
Ngoài kia trời xanh gió đưa mây bay

      Ba là: Rồi sẽ đến một ngày:
Khi thân ta thành cát bụi
thì giữa đất trời
chỉ còn lời mẹ gọi
tên ta.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Thấp thoáng vật chất mịn trong Chuyển pháp luân

     Đọc Chuyển pháp luân, thấy bóng dáng của mịn. Xin trích dẫn ra đây một số đoạn đại diện để tiện theo dõi:

      "Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập. Như vậy đại não của con người khởi tác dụng gì? Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó. Đại não của chúng ta sau khi tiếp thụ chỉ lệnh ấy, liền biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay, hình thức biểu đạt như thế. Chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó ra; đại não là có tác dụng ấy. [Còn] chỉ lệnh chân chính, tư duy thật sự là do nguyên thần của con người phát xuất ra. Người ta thường vẫn tưởng rằng đây là tác dụng độc lập trực tiếp của đại não; thực ra có những lúc nguyên thần ngụ tại tim, có người thực sự cảm thấy rằng tâm đang suy nghĩ."

Vậy nguyên thần ở đâu trong não, trong tim? 
Theo tôi nguyên thần ở trong mịn, là một " giọt" vật chất mịn chứa "chủng tin tức vũ trụ đại biểu cho một ý nghĩa nào đó", đồng thời nó chứa cả phần mềm phiên dịch ra thành các "chỉ lệnh để đại não chỉ huy chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó".


"Đối với người luyện công mà xét, thì ý niệm chỉ huy công năng người ta để thực hiện các việc; còn đối với người thường mà xét, thì ý niệm chỉ huy tứ chi, các giác quan để làm các việc; tương tự như phòng sản xuất của nhà máy: ban giám đốc ra các chỉ lệnh, và cụ thể [là do] các bộ phận chức năng thực hiện công việc. Cũng giống như bộ phận chỉ huy trong quân đội: tư lệnh ra các mệnh lệnh chỉ huy toàn bộ quân đội hoàn thành nhiệm vụ. Khi tôi đi các nơi mở lớp [giảng bài] thường hay đàm luận về vấn đề này với những lãnh đạo Hội Nghiên cứu khí công vùng sở tại. Họ sửng sốt lắm: ‘Chúng tôi vẫn luôn nghiên cứu rằng tư duy con người có năng lượng tiềm tàng và ý thức tiềm tàng thật to lớn’. Thực ra không phải vậy, họ từ đầu đã trệch rồi. Chúng tôi nói rằng khoa học về [thân] thể người, cần có sự thay đổi lớn về tư duy [quan niệm] của người ta, chứ không thể dùng phương pháp suy lý và phương pháp nhận thức vấn đề của người thường để nhận thức những điều siêu thường như vậy được."


Ý niệm chính là một thứ mịn, ở trong mịn. Và mịn chỉ huy thô (công năng).

"
Nói về ý niệm, còn có một số hình thức ý niệm.ví như có người nói về tiềm ý thức, hạ ý thức, linh cảm, giấc mộng, v.v. Nói về giấc mộng, không có khí công sư nào muốn giải thích về nó. Bởi vì lúc chư vị giáng sinh, thì trong rất nhiều không gian vũ trụ đều có một chư vị đồng thời giáng sinh, cùng với chư vị trở thành một thể hoàn chỉnh, đều có mối liên hệ tương hỗ, đều có quan hệ liên đới về tư duy. Ngoài ra chư vị còn có chủ nguyên thần, phó nguyên thần, còn có hình tượng của các loại thể sinh mệnh khác tồn tại trong [thân] thể; mỗi tế bào, lục phủ ngũ tạng đều là tín tức hình tượng của chư vị với hình thức tồn tại ở không gian khác; do đó vô cùng phức tạp. Khi chư vị mê ngủ lúc thì thế này lúc lại thế khác, rốt cuộc là từ đâu đến? Trong Y học, [người ta] nói rằng có [xảy ra] sự biến đổi ở vỏ não của chúng ta. Ấy là biểu hiện phản ánh tại hình thức vật chất là như vậy, thực ra là nó đã chịu tác dụng của tín tức từ không gian khác. Do vậy khi chư vị ở trong giấc mộng mà chư vị cảm thấy mơ mơ màng màng, thì nó không có quan hệ gì với chư vị, chư vị cũng không cần quan tâm đến nó. Có một loại giấc mộng có quan hệ trực tiếp với chư vị, với loại giấc mộng này chúng ta không thể gọi đó là giấc mộng được. Chủ ý thức của chư vị, nó cũng chính là chủ nguyên thần, ở trong giấc mộng mộng thấy gặp thân quyến; hoặc cảm thấy một sự việc hết sức xác thực; đã thấy gì đó hoặc thực hiện việc nào đó. Ấy chính là chủ nguyên thần của chư vị thật sự ở một không gian khác đã thực thi một việc nào đó, gặp một chuyện gì đó, cũng thực thi rồi, ý thức rõ ràng, chân thực; sự việc kia thực sự có tồn tại, chẳng qua [nó] ở trong một không gian vật chất khác, thực thi tại một thời-không khác. Liệu chư vị có thể gọi đó là giấc mộng được không? Không được. Thân thể của chư vị ở phía bên này đúng là đang nằm ngủ tại nơi đây, nên cũng đành gọi nó là giấc mộng vậy; chỉ có loại giấc mộng ấy là có quan hệ trực tiếp với chư vị."

   Có một cái tôi thô và một cái tôi mịn (không gian vật chất khác) đồng hành.


"Căn cơ được quyết định theo lượng nhiều ít của chất đức mà người ta mang theo thân thể ở một không gian khác. Đức ít, vật chất màu đen nhiều, thì trường nghiệp lực lớn, như thế là thuộc loại căn cơ không tốt; đức nhiều, vật chất màu trắng nhiều, thì trường nghiệp lực nhỏ, như thế là thuộc loại căn cơ tốt. Hai loại vật chất là vật chất màu trắng và vật chất màu đen của người ta có thể chuyển hoá tương hỗ với nhau; chuyển hoá thế nào? Làm điều tốt sẽ sinh ra vật chất màu trắng; vật chất màu trắng là khi chịu khổ, chịu đựng điều thống khổ rồi, [hay] làm điều tốt rồi mà được. Còn vật chất màu đen là khi làm điều xấu, làm điều bất hảo mà sinh ra; nó là nghiệp lực. Nó có một quá trình chuyển hoá như vậy; đồng thời nó còn có quan hệ mang theo. Bởi vì nó trực tiếp đi theo nguyên thần, [nó] không phải là thứ chỉ thuộc về một đời, mà đã được tích luỹ từ những niên đại rất xa xưa. Do đó mới giảng ‘tích nghiệp’, ‘tích đức’, ngoài ra tổ tiên cũng có thể tích lại cho đời sau. Có những lúc tôi nhớ rằng người xưa Trung Quốc hoặc người già hay nói: ‘tổ tiên tích đức’ hoặc ‘tích đức’, ‘khuyết đức’; những lời ấy hết sức đúng đắn, đúng đắn phi thường."



Đức là mịn sáng, nghiệp là mịn tối vậy...

"Chúng ta hãy nói về kẻ ngốc trong những kẻ ngốc; cái lý ở trên cao tầng đều phản đảo lại. Một kẻ ngốc kia ở nơi người thường không thể làm điều xấu gì lớn, không thể đấu tranh chỉ vì lợi ích cá nhân, không cầu danh, và vị ấy không tổn đức. Nhưng người khác lại cấp đức cho vị ấy; đánh vị ấy, [nhục] mạ vị ấy đều là cấp đức cho vị ấy; mà chủng vật chất này cực kỳ trân quý. Trong vũ trụ này của chúng ta có [Pháp] lý thế này: bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất. Người ta nhìn thấy kẻ đại ngốc, ai đều lăng mạ: ‘Mi là đồ ngốc’. Thuận theo lời [nhục] mạ tuôn ra từ cái mồm kia, thì một khối đức đã bay sang.


Chúng tôi giảng, đức có thể trực tiếp diễn hoá [trở] thành công. Chư vị tu cao được đến đâu, chẳng phải chính là đức kia diễn hoá mà thành? Nó trực tiếp có thể diễn hoá [trở] thành công. Quyết định tầng của người ta cao thấp ra sao, công lực lớn nhỏ thế nào, chẳng phải chính là do chủng vật chất ấy diễn hoá mà thành? Chư vị nói xem nó có trân quý không? Nó quả là mang theo đến khi sinh, mang theo đi khi chết. Trong Phật giáo giảng rằng chư vị tu luyện cao đến đâu, đó là quả vị của chư vị. Chư vị phó xuất nhiều đến đâu, thì sẽ đắc được nhiều đến đó; đấy chính là đạo lý. Trong tôn giáo giảng rằng, có đức mà đến đời sau thì sẽ làm quan lớn, phát tài lớn. Ít đức thì có xin ăn cũng không được [ai cho], bởi vì không có đức giao hoán; bất thất bất đắc! Không một chút đức, thì sẽ hình thần toàn diệt, sẽ chết thật sự.


Đời này ngốc đời sau không ngốc, nguyên thần không ngốc. Trong tôn giáo giảng rằng, người kia nếu nhiều đức, thì đời sau làm quan lớn, phát tài lớn, đều dùng đức mà giao hoán.


Tại đây chúng ta giảng thủ đức; còn có một tầng ý nghĩa nữa, tức là, hai chủng vật chất mà chúng ta đem theo bên thân thể kia không phải là do một đời tích luỹ mà thành, chúng đã từ niên đại xa xưa di lưu lại.


Quá khứ có câu “một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”; ấy là nói về các thế giới đơn nguyên không có khái niệm không gian và thời gian; chính là những thế giới mà các Đại Giác Giả cư ngụ; ví như thế giới Cực Lạc, thế giới Lưu Ly, thế giới Pháp Luân, thế giới Liên Hoa, v.v.; chính là những nơi ấy.


     Đúng với mịn. Ở đấy không có khái niệm thời gian, vì thông tin tức thời. Và cũng vì thế mà không gian không còn ý nghĩa gì.

Một khi các Giác Giả gặp mặt, hai người chỉ [cần] mỉm cười, liền hiểu nhau ngay. Bởi vì đây là truyền cảm tư duy không dùng âm thanh; điều tiếp nhận được có mang theo âm thanh lập thể. Khi họ mỉm cười, thì ý kiến đã trao đổi xong rồi."



Tiến sĩ Meyer kết luận: “Tôi tin rằng lời chứng của khoa học xác nhận tư tưởng hữu thần. Trong khi luôn luôn sẽ có những điểm căng thăng hoặc xung đột chưa ngã ngũ, sự phát triển chủ yếu trong khoa học trong năm thập kỷ qua đã và đang hướng mạnh về phía hữu thần”.



Dean Kenyon, một giáo sư sinh học, phát biểu: “Lĩnh vực mới mẻ này về di truyền phân tử là nơi chúng ta thấy phần lớn bằng chứng ép buộc phải tin rằng có sự thiết kế trên Trái Đất”.

Người thiết kế, hay là thần... chính là trí tuệ vũ trụ ở trong mịn.

"Bộ công pháp của chúng tôi, là chân chính thuộc về [loại] công pháp tính mệnh song tu. Công mà chúng ta luyện được được tồn trữ trong từng tế bào thân thể, tận đến trong thành phần vi lạp tồn tại vật chất ở trạng thái vi quan cực nhỏ, cũng chứa công [là] vật chất cao năng lượng. Tuỳ theo công lực chư vị cao bao nhiêu, [thì] mật độ của nó càng lớn bấy nhiêu, uy lực của nó càng lớn bấy nhiêu. Vật chất cao năng lượng này có linh tính; bởi vì nó được tồn trữ từ trong mỗi tế bào, cho đến tận bản nguyên của sinh mệnh; [nên] nó dần dần hình thành hình thái giống như tế bào của thân thể, [trở nên] cùng loại chuỗi sắp xếp của phân tử; [trở nên] cùng hình thái của hết thảy nguyên tử hạch. Nhưng bản chất ấy đã thay đổi rồi; nó không còn là thân thể được cấu thành từ những tế bào nhục thể ban đầu nữa; chẳng phải chư vị đã không còn trong ngũ hành là gì?"

Và rồi tu tâm dưỡng tính chính là làm cho cái tôi mịn ngày một trong sáng hơn lên, đồng thời cái tôi thô cũng được cải thiện.

"Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực".

Tâm tính là mịn. Đức là mịn...
Cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng bản chất là vật chất mịn, với tất cả những thuộc tính của mịn: tức thời, liên tục trù mật dày đặc, lấp đầy và không thể chia cắt...