1.- Giống như hệ tiên đề của các khoa học chính xác khác, hiến pháp bao gồm các chân lý được mọi người thừa nhận và không phải chứng minh.
2.- Cũng giống như một hệ tiên đề, hiến pháp phải phi mâu thuẫn, độc lập và đầy đủ.
3.- Và cũng như một hệ tiên đề, khi nội hàm càng phong phú thì ngoại diên càng nghèo nàn, nên hiến pháp cần ngắn gọn và súc tích.
Quản trị quốc gia là một khoa học. Hiến pháp với tư cách là bộ luật gốc, chính là hệ tiên đề cho nền khoa học đó.
Chúng ta có thể kiểm chứng các điều 1- 2- 3 trên đây xem hiến pháp 92 và bản sửa đổi 2012 có phi mâu thuẫn, độc lập và đầy đủ hay không? Được mọi người thừa nhận như thế nào?
- Sẽ không độc lập nếu trên hiến pháp còn có một chỉ thị hay nghị quyết nào đó
- Sẽ không phi mâu thuẫn khi quyền lực thuộc về nhân dân mà nhân dân lại phải chịu sự lãnh đạo của một tổ chức hay thế lực nào đó.
- Sẽ không đầy đủ nếu trong hiến pháp còn phải ghi "theo quy định của pháp luật".
- Cuối cùng, sẽ không phải là được mọi người thừa nhận nếu không qua trưng cầu dân ý một cách công khai minh bạch. Và nếu thế hiến pháp không còn là một hệ tiên đề cho nền khoa học quản trị quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét