Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Xin tải về bài: Tâm lý không bị trừng phạt


Tâm lý không bị trừng phạt

Phạm Toàn
Mở đầu chủ nhật lan man
Suốt năm ngoái cho tới hôm nay, mình hiệu đính cả thảy 8 hoặc 10 cuốn gì đó trong bộ sách Triết học cho trẻ em của nhà xuất bản Tri thức.
Bản thảo mới xong vừa gửi lại ban biên tập có chủ đề tính ác và cái ác của con người (không phải tính ác của con vật) – con vật không ác, ai không tin, xin cứ coi lại đoạn băng cưỡng chế đầm của anh hùng nông dân hiện đại Đoàn Văn Vươn. Trong đoạn băng này, có cảnh một người mấy lần đùn đẩy chú cảnh khuyển, nhưng chú không chịu tiến lên.
… sang một câu hỏi triết học
Trong cuốn sách mới hiệu đính, nhan đề Cả ngàn lý do để mà ác, có đoạn đối thoại dài của Platon trong cuốn Nền Cộng hòa, một trong những người đối thoại nêu quan điểm riêng về việc con người ta làm điều thiện và làm điều ác.
Người đối thoại này kể câu chuyện về một anh chăn cừu tên là Gygès, vốn là một người tốt bụng. Tình cờ Gygès nhặt được một chiếc nhẫn thần giúp anh trở nên vô hình. Khi đó anh ta làm gì? Anh ta không cưỡng được: anh ta vào trong cung điện, lên giường của hoàng hậu, rồi giết vua để thế chỗ ông ta. Khả năng vô hình tạo cho anh ta tình trạng không bị trừng phạt; và với tình trạng không bị trừng phạt, tất cả đức hạnh, tất cả thiện ý đều tan biến.
Tác giả viết như người vừa bắt được vàng, chỉ vì đã có vũ khí cho luận điểm mới của mình – tác giả nêu câu hỏi : “Nào, bây giờ giả dụ là chắc chắn bạn sẽ không bao giờ bị bắt quả tang, sẽ không bao giờ bị trừng phạt, liệu bạn sẽ không bao giờ làm điều ác chứ?
Lập luận của người đối thoại là như sau : khả năng tàng hình là gì? Đó là cách diễn đạt đồng nghĩa của khả năng không bị bắt quả tang làm điều ác như vậy là khả năng không thể bị trừng phạt.
Một khi kẻ thủ ác có được cơ chế thần linh hoặc chính trị để không bị trừng phạt thì … thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi đó, chắc chắn là chỉ có chú cảnh khuyển của Công an Hải Phòng là còn có… tính người.  
… và một lời kính thưa
Kính thưa một ông nào đó vẫn đang thực lòng tin tưởng hoặc giả vờ tin tưởng vào nền đạo lý dựa trên phê bình và tự phê bình để sửa chữa cái xấu, cái ác trong xã hội.
Liệu đó là kết quả của một trình độ lý luận hay đây chỉ là việc thuận miệng ghép phê bình và tự phê bình vào với nhau, rồi coi như đó là một chân lý hiển nhiên?
Phê bình và tự phê bình là hai phạm trù không gắn được với nhau.
Cơ chế của phê bình là công khai và ngoại hướng, khéo tổ chức sẽ dấn đến những thiết chế dân chủ hóa xã hội con người. Các thiết chế dân chủ đó bao gồm ba thành phần tham gia vào “công tác phê bình” (nhại thế cho vui): có một thành tố A phạm lỗi một thành tố B vạch lỗi và một thành tố C kiểm soát. Các thành tố A, B và C có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các sai phạm có thể là lỗi (mang tính dân sự) hoặc tội (mang tính hình sự). Công thức hoạt động của mô hình này là công khai – minh bạch – hiệu quả. Công khai, đó là không dấm dúi. Minh bạch, đó là làm cho mọi ý đồ dấm dúi thành mất khả năng dấm dúi, thành công khai. Hiệu quả, đó là không ai bịp được ai, không có một thằng dẻo mỏ nào chiếm diễn đàn nói nhăng nói cuội rồi cả hệ thống cứ nói một đằng làm một nẻo.
Còn tự phê bình? Tự phê bình thuộc cơ chế riêng tư và nội hướng. Tự phê bình là hành vi cao cả của con người có văn hóa. Văn hóa cao tới đâu thì khả năng tự phê bình cao tương ứng tới đó. Thơ của Trần Việt Phương tự phê bình về sự ngây thơ chính trị của mình và thế hệ mình. Và thơ Chế Lan Viên tự phê bình về sự dính líu vô trách nhiệm về chính trị của cá nhân ông. Đó là hai dẫn chứng cho tự phê bình và cái tầm suy tưởng triết học hoặc xã hội học của chủ thể tự phê bình. Trình độ cao có thể là sám hối, là tỉnh ngộ, là chia sẻ. Không ai có quyền bắt người khác tự phê bình – đó là cơ chế của tự phê bình. Tự phê bình kiểu Mao Trạch Đông làm nhục con người vì lý do nào đó và lừa cho chủ thể bộc bạch tâm tư ra cho cả lũ Hồng vệ binh đấu đá dưới cái vỏ “phân tích đúng sai”, vờ vịt “giúp đỡ” nhau, thực chất là xúi giục đấu đá. Có lúc việc khuyên nhủ diễn ra theo cung cách “lưu manh chân tình” như thế này: “người nói (đấu đá) không có tội người nghe (phân tích sau khi tự phê bình) phải sửa mình”.
Liệu ông chủ xướng biện pháp phê bình và tự phê bình có nghĩ rằng cả cái khối cường hào ác bá ở Tiên Lãng và Hải Phòng sẵn lòng công khai tâm điạ của chúng ra qua tự phê bình? Có tin nổi chúng sẽ thành khẩn tự phê bình và khai ra những tài khoản đang gửi ở nước ngoài để tự nguyện chuyển tiền vào Quỹ giúp đỡ đồng bào nghèo?
Lan man chủ nhật một chút thôi
Bọn người xấu được đặt vào diện phải chỉnh đốn biết rõ hơn ai hết rằng không giải pháp nào (hiện đang dùng) lại đủ sức động chạm tới chúng.
Chúng rất sợ tam quyền phân lập – thì chính cái đó lại không có trên đất nước này. Từ đó mà bọn xấu thấy chúng không bị trừng phạt.
Bọn người xấu cũng rất sợ một xã hội dân sự tham gia vạch mặt chúng. Tự do báo chí là điều chúng rất sợ. Nhưng cái nền tự do ngôn luận này cũng rất mong manh trên đất nước ta.
Bọn người xấu cũng rất sợ các hội đoàn ra tay. Nhưng thử xem đoàn thể thanh niên chẳng hạn đã làm gì để giải pháp phê bình và tự phê bình có tác dụng tốt? Và ta đã thấy cái xã hội dân sự èo uột đã củng cố niềm tin bệnh hoạn của bọn xấu thấy chúng không bị trừng phạt.
Đã đén lúc những ai chủ trương phê bình và tự phê bình để chỉnh đốn những điều hư đốn đủ sức dẫn đến mất nước hãy thực tâm đứng ra phê bình và tự phê bình một chút coi! Các ngài sẽ thấy mình đúng hay sai? Chân tình hay giả dối? Đầu óc lành mạnh hay đang u mê?
Hay chính các ngài cũng thấy mình mang tâm lý không bị trừng phạt?
P. T.
Nguồn: Boxitvn

Xin cảm ơn bác Phạm Toàn  và trang BS

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Xin cóp về bài: Đẩy lùi nỗi sợ để cứu nước

Các bài học Munich và những nơi khác : đẩy lùi nổi sợ để cứu đất nước

André Menras, Hồ Cương Quyết
Nguyên Ngọc dịch từ nguyên văn tiếng Pháp.
Nhiều đồng bào Việt kiều Đức của chúng ta đã tường thuật trên Internet : cuộc biểu tình ở Munich ngày 20 tháng mười, chống bành trướng Trung Quốc, các buổi chiếu ở Munich và Nurnberg bộ phim tài liệu « Hoàng Sa Việt Nam, Nổi đau mất mát » – vẫn luôn bị cấm ở Việt Nam – đã thật sự thành công.
Được mời tham dự các hoạt động ấy, tôi đã là đối tượng của một sự đón tiếp bất ngờ và rất cảm động của những người những người bạn trước đó chưa từng quen. Ở Munich : căn nhà với các phòng bằng kính nơi trồng một cây thông Alep cao 3 mét và một cây chuối trổ những quả chuối Việt Nam tại ngay trung tâm thành phố Đức đẹp đẽ này. Ở Nurnberg : phòng ngủ khắc khổ mà thịnh tình của chùa phật giáo Vĩnh Nghiêm nơi đứng cạnh nhau là tượng vua Hùng Vương và tượng Đại đế Carolus (Karl der Groβe). Hai nơi thật khác biệt song đều thấm đượm cùng một không khí thanh tịnh bình thản và mạnh mẽ, hòa nhập đến tận cùng với đất nước tiếp nhận chúng mà vẫn sâu đậm tâm hồn Việt Nam quê hương.
Một cuộc biểu tình tuyệt đẹp !
Cuộc tuần hành ở Munich thật mẫu mực về tư thế. Khởi đầu là một giờ phát biểu của các bộ phận tham gia tổ chức trước quảng trường Đại học. Bốn chiếc xe cảnh sát địa phương cực kỳ thân thiện và sẵn sàng bảo vệ theo suốt, đoàn người đã tuần hành trong hai giờ liền, yên tĩnh và vui vẻ trên ba cây số của đại lộ lớn nhất của Munich nối liền trường Đại học với các con đường đông người qua lại ở trung tâm thành phố. Tại đấy, trước hàng trăm người qua đường và những người Đức tò mò đã biến thành khán giả, lại có một cuộc phát biểu mới, kéo dài một tiếng đồng hồ. Trên những tấm băng rôn lớn màu xanh là những khẩu hiệu được suy tính rất kỹ, chữ trắng, bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Đức, tố cáo chính sách bành trướng của những người lãnh đạo Bắc Kinh. Tấm bản đồ Việt Nam lớn, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nổi bật, được giương lên kiêu hãnh ở đầu đoàn người. Những tấm băng rôn dài được bố trí dọc hai bên, thuận tiện cho người qua đường có thể đọc, trong khi các cô chủ nhà duyên dáng mặc áo dài và đội nón lá truyền thống vừa phân phát những tờ gấp có minh họa và in tiếng Đức, vừa giải thích cho họ lý do và mục đích của cuộc biểu tình.Một hoạt náo viên nang nổ và vui vẻ dùng loa hô vang các khẩu hiệu được mọi người đáp lại : « Hoàng Sa, Trường Sa, của Việt Nam ! », « Tôi yêu Việt Nam ! » Hoang Sa, Truong Sa, mein Vietnam ! » « I love Vietnam ! », « Wir lieben Vietnam ! ».Những bài hát dân gian tuyệt vời, cũng tuyệt vời như vô số áo dài và những nụ cười khiến đoàn người rực rỡ sắc màu, biến cuộc biểu tình thật sự trở thành một buổi trình diễn đường phố vừa đậm đà văn hóa vừa rất chinh trị, mang lại cho thông điệp chống xâm lược Trung Quốc của chúng ta một sức hấp dẩn và thuyết phục sống động và đầy truyền cảm. Một thành công. Một thành công lớn sẽ được đánh dấu trong lịch sử phong trào chống xâm lược kiểu mới của Trung Quốc.  Một tham khảo cho tương lai, ở Munich và những nơi khác. Nói về điều này, một người bạn của tôi đã gọi đấy là « tinh thần Munich ». Chính xác là vậy. Nhưng tinh thần của « tám người Munich » là trái ngược với cái tinh thần mà Lịch sử đã ghi lại.
Quả thật về mặt lịch sử, Munich là ký ức buồn. Chình trong thành phố này, tháng chín năm 1938, những người đại diện của Pháp và Anh đã ký với Hitler một hiệp ước nhục nhã sẽ mở cửa cho tên độc tài lao vào cuộc xâm lược bành trướng trên toàn bộ châu Âu. Họ tưởng nhân nhượng cho nước Đức của Hitler sáp nhập bằng vũ lực Tiệp Khắc thì sẽ xoa dịu được sự hung hăng bành trướng và hiếu chiến của chúng. Họ tưởng đã cứu vãn được hòa bình bằng cách phản bội quyền của các dân tộc, trong thực tế họ dọn đường cho chiến tranh ! Sợ hãi không đẩy xa được hiểm nguy. Hèn nhát cũng không. Trái lại, là khuyến khích nó. Tại Munich, về điều này lịch sử đã cho một bài học đau đớn : không thể ký hòa ước với chủ nghĩa bành trướng, nhất là khi nó được tuyến bố rõ ràng và ta là nạn nhân đầu tiên của nó !
Nhưng, rất thận trọng trong so sánh, tinh thần của « tám người ở Munich », những người đã hoàn toàn độc lập tổ chức cuộc biểu tình và chiếu phim HSVNNDMM, không phải là tinh thần cúa sợ hãi cũng không phải của hổ thẹn.
Tôi có thể làm chứng cho tinh thần ái quốc bất diệt của tám đồng bào này. Và tôi có thể nói lòng ái quốc ấy phải đạt đến một sức mạnh kỳ lạ để có thể cho phép họ vượt qua các khác biệt, các đối lập của họ, vượt qua những vết thương quá khứ, vẫn mãi tứa máu, để kháng cự lại những đe dọa trực tiếp hay ngụy trang, và đôi khi cả những lời thóa mạ mà họ là nạn nhân của cả hai phía.
Họ nằm trước làn đạn kín đáo mà hoàn toàn có thực của một chế độ run rẩy cứ đeo bám đến thảm hại « 16 chữ vàng » với lại « 4 tốt » của lũ cướp biển Bắc Kinh (« Hội người Việt » ở Stuttgart đã từ chối hợp tác với Munich để chiếu bộ phim HSVNNDMM). Họ đã nhận được những lời đe dọa hung hăng hay được phát biểu một cách tế nhị hơn của những người lãnh đạo một cộng đồng thuyền nhân khăng khăng trương ngọn cờ đầy đắng cay của mình lên trên trách nhiệm bảo vệ dân tộc. Bao nhiêu nhân nhượng, bao nhiêu thảo luận hăng say, mà cũng biết bao nhiêu khoan dung, thương mến, bao nhiêu tình yêu đất nước.  Bao nhiêu trách nhiệm và can đảm ở tám người đàn ông và đàn bà hữu trách ấy. Cho đến nay tôi chưa bao giờ được chứng kiến một sự chín muồi mang tính người và về chính trị đến như vậy từ những con người đã từng qua những trải nghiệm sống khác nhau sâu đậm đến thế. Thấy tôi ngạc nhiên về điều đó lúc dự cuộc họp tổ chức cuối cùng của họ hôm trước ngày tuần hành, một người trong số  họ mỉm cười trả lời tôi : « Chúng tôi học dân chủ ». Vâng, bạn ạ, dân chủ, đẹp đẽ biết bao, khó khăn biết bao để dân chủ được sinh thành, mong manh biết bao cho ta phải giữ gìn nó, và đắt giá biết bao để nuôi cho nó lớn lên ! Nó chỉ có thể ra đời và lớn lên trong dũng cảm. Đẹp đẽ biết chừng nào là  bài học về cuộc chiến đấu dân chủ mà những người bạn ở Munich đã cho chúng ta. Họ đã thắng nổi sợ hãi để giải phóng được lời nói và hành động, để bảo vệ Việt Nam,
Thắng những nổi sợ
Tôi đã bao nhiêu lần  cận kề với nổi sợ chế độ ấy ở trong nước : sợ bị đe dọa, bị theo rỏi, bị ngược đãi, sợ bị mất việc, sợ thấy người thân của mình bị gây khó khăn trong công việc, trong học tập, sợ bị bắt, bị tống vào tù … cái nổi sợ chế độ, thậm chí lại được thay thế bằng các sứ quán mà ta sợ các hành động khủng bố hành chính tại chỗ hoặc các báo cáo về trong nước có thể khiến ta không còn gặp lại được gia đình, bạn bè. Cái mũ đáng sợ sẽ nhanh chóng xuất hiện: « diễn biến hòa bình », « thế lực phản động » …
Một loại nổi sợ khác mà tôi từng được chứng kiến khi gặp các cộng đồng Việt kiều, cũng hiện diện rất rõ ở « phe bên kia », trong cái phe muốn tự coi mình vừa là nạn nhân đặc quyền của chiến tranh và là người đặc quyền nắm giữ dân chủ.  Nổi sợ này được nuôi dưởng bởi các nhóm cực đoan, quả là rất thiểu số nhưng có thể có hành động bạo lực và các hình thức gây sức ép khác. Ở những chỗ ấy bốc lên mùi vị của một nổi hận thù thật sự, giống như nổi hận thù tôi từng phải chịu đựng trong tù. Một nổi thù hận mù quáng được nuôi dưỡng bằng những trải nghiệm đau đớn, đã đóng băng trong ký ức. Một nổi thù hận muốn trở thành vĩnh cữu và đòi phải đáp trả.  Chỉ cần ta ghé tai về phía bên kia một chút là lập tức bị khoác cho một cái mũ khác : « phản bội », « chơi trò cộng sản », « cộng sản nằm vùng » …
Để không mất mình và để bảo vệ đất nước
 Những nổi sợ ấy, dù đến từ đâu, là một tai họa thật sự đối với con người, với xã hội và quốc gia. Chúng là tội ác vì chúng giam hãm người ta trong tình trạng bất động đồng nghĩa với đồng lõa với bất công, với bạo lực tùy tiện, với tham nhũng mang tính chất mafia chính trị, với tình trạng đất nước bị uy hiếp. Chúng sĩ nhục và thiến hoạn con người vì chúng bóp nghẹt niềm kiêu hãnh công dân và ái quốc, cùng ý chí sáng tạo cái mới. Chúng  hủy hoại nhân tính và đẩy một số người vào tuyệt vọng. Đôi khi được biện minh là phản xạ tự vệ, cuối cùng chúng có tác dụng tự hủy hoại. Ở cấp độ quốc gia, chúng gây ức chế và chỉ nuôi dưỡng sự bất động có lợi cho tất cả hành vi xâm lược của Trung Quốc và cho những kẻ tiếp tay hay ủng hộ các cuộc xâm lược ấy mà không bị trừng phạt. Các nổi sợ hãi tước vũ khí của con người !  
Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam mong muốn hòa giải, thống nhất dân tộc trong một nền hòa bình mà mình làm chủ. Đấy là nhu cầu sống còn của đất nước để có thể đối mặt với thách thức khủng khiếp của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc hau háu tài nguyên thiên nhiên và con người, tàn phá các căn tính văn hóa, chỉ mang đến bạo lực và chiến tranh … Đất nước cần điều đó để chiến thắng nạn dịch tham nhũng, để thắng tình trạng đói nghèo vẫn còn đó.
Thắng những nổi sợ hãi ấy để hành động chặt chẽ cùng nhau trong một cuộc chiến đấu thật sự với chính mình và vì đất nước. Một cuộc chiến đấu nhất thiết phải thắng để không mất đi tất cả. Kể cả đánh mất chính mình. Một chiến thắng cần thiết và khả thể.
Đấy là bài học mà nhóm tám người ở Munich, và cả những người ở  Berlin, Kholn, Praha, Warsava, Leipzig, Hannover, Frankfurt-Offenbach, Sarrebruken, Nurnberg, Toulouse, Lyon, Paris… đã cho chúng ta … Thắng nổi sợ hãi  như các đồng bào của chúng ta ở Bình Châu và Lý Sơn mỗi lần họ ra khơi trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để mưu sinh. Thắng nổi sợ hãi như các bạn của chúng ta ở Sài Gòn và Hà Nội đã xuống đường để bảo vệ tổ quốc mình.
Cám ơn tất cả, tất cả các bạn của tôi, đã nuôi dưởng tôi thêm mỗi ngày bằng dũng khí của các bạn.

Ôi, tôi còn quên một chuyện : trong hai ngày, các đồng bào của chúng ta đã góp ủng hộ các ngư dân, góa phụ và trẻ mồ côi 5300 ơ-rô !
Xin cảm ơn tác giả Hồ Cương Quyết và trang BS
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhân đây xin cóp lại bài năm ngoài VQL blog đã đăng:

Thứ bảy, ngày 25 tháng sáu năm 2011

Đồng bào mình ở nước ngoài biểu tình chống Trung quốc gây hấn biển đông


Ở đâu người Việt mình cũng yêu nước. Biểu thị tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống kẻ thù lấn chiếm bờ cõi bằng cách biểu tình là hình thức đấu tranh ôn hòa để góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Trong nước chưa có điều kiện để biểu tình thì đồng bào ta tiến hành biểu tình ở Pháp, ở Nhật. Có thể tới đây sẽ có biểu tình của Việt kiều ở nhiều nước khác nữa. Có thể sẽ cuốn theo nhiều người dân ở các nước sở tại cùng tham gia, và làn sóng này sẽ lan rộng trên toàn thế giới.
Bốn triệu Việt kiều là bốn triệu tấm lòng hướng về tổ quốc, là bốn triệu người yêu nước, là bốn triệu chiến sĩ chống xâm lược.
Bốn triệu ngọn lửa nhiệt tình này sẽ kích hoạt hàng tỷ con tim yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Các bạn ơi! Hãy vững tin, hãy xuống đường, vì Việt nam, vì thế giới hòa bình.
Khi đó, các bạn ơi, sóng sẽ dồn về Việt nam. Và như triều dâng, như thác lũ, tám mươi sáu triệu dân trong cả nước sẽ vùng lên. Vượt qua tất cả mọi nỗi sợ hãi, quét sạch mọi rào cản, mọi trở lực, chúng ta vượt qua chính mình một thời nín lặng, trở lại đúng nghĩa Việt nam. Một Việt nam anh hùng bất khất, chưa từng chịu lùi bước trước bất kỳ thế lực ngoại xâm nào.
Chỉ cần trở lại chính mình, dõng dạc đọc to lên: “Nam quốc sơn hà nam đế cư” và cùng phất lên tám mươi sáu triệu lá cờ đỏ sao vàng trong cả nước, cùng bốn triệu lá cờ đỏ sao vàng của Việt kiều yêu nước trên khắp năm châu, thì chúng ta không cần phải nổ súng, kẻ thù đã phải kinh sợ.
Vì tổ quốc Việt nam đời đời bền vững.
Đồng bào ơi! Hãy đứng lên!

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

BỞI MÌNH HY VỌNG QUÁ

    Bởi mình cứ chờ mong, cứ hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay, nên nhiều khi mình phải chấp nhận nỗi thất vọng vì thực tế không được như thế, thậm chí có khi còn ngược lại. Mấy tuần qua tôi đã ở trong trạng thái như vậy. Điều đó làm cho cái thân già lắm lúc mệt mỏi. 
    Trở về trước nữa, biết bao hy vọng, biết bao mơ ước, hơn nữa còn theo đuổi một lý tưởng lung linh. Bản thân mình không đáng nói làm gì, nhưng nhân dân và cả dân tộc đã hy sinh biết bao xương máu cho những điều mơ tưởng đó. Rốt cuộc nhận được những gì? Độc lập? Có độc lập thực không? Tự do? Có tự do thực không? Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ? Có thực chủ quyền và toàn vẹn không? Vậy tóm lại thì được cái gì? Sau mùa xuân 75 đã 37 năm rồi, đại ngàn Trường sơn đã bị đốt cháy hết rồi mà những thứ "không có gì quý hơn" vẫn chưa thấy nơi đâu.
     Gần hơn, dù có loay hoay "đổi mới", "cải tổ", "tái cơ cấu"... thì vẫn thấy "ô nhiễm", "xuống cấp", "tham nhũng"... Rồi thêm "cả bầy sâu", thêm cả bọn "cõng rắn cắn gà nhà",  và cả "một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất".
    Vậy là mọi hy vọng, mọi ước mơ vừa mới được nhen lên đã bị thực tế phủ phàng dập tắt. Nỗi buồn và cả nỗi đau vì thế sinh ra, lâu dần thành bệnh. 
     Nghĩ mãi để tìm căn nguyên của bệnh, thì ra là ở chỗ này: Bởi mình hy vọng quá!

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

NGẠO MẠN CÁCH MẠNG

     Đây là thói ngạo mạn mới nảy sinh từ khi đảng có thành tích chống ngoại xâm. Mặc dù chống ngoại xâm là truyền thống của dân tộc, nhưng đảng vẫn nhận thành tích phần lớn về mình. Không dừng ở đó đảng nhận về mình hầu như tất cả những gì toàn dân đã hy sinh xương máu và của cải để có được. Thậm chí đảng đã không ngần ngại hy sinh tính mạng và của cải của đồng bào mình, hy sinh cả sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc vì lợi ích của đảng. Không những thế, đảng còn vỗ ngực tự phong, tự sướng rằng vĩ đại, rằng sáng suốt, rằng văn minh, rằng đỉnh cao trí tuệ.
   Không phải lúc này, mà từ sau mùa xuân 75 chúng ta đã thấy:
... Trên các diễn đàn người ta vẫn tung hô
 Vẫn tụng ca sáng suốt và vô địch
Vĩnh viễn sạch bóng quân thù.
    Cũng tâm thế này, người ta còn thấy đảng ngạo mạn với cả trời đất, cả vũ trụ. Người của đảng đòi "thay trời đổi đất", Người của đảng hênh hoang tuyên bố "chinh phục thiên nhiên", "chinh phục vũ trụ".
    Giờ đây khi mà rừng vàng biển bạc không còn; Khi mà " Một bộ phận không nhỏ" của đảng "đã thoái hóa biến chất"; Khi mà "sâu" đã thành "một bầy"; khi "có kẻ cõng rắn cắn gà nhà" ngay trong chóp bu, khi không thể che dấu những sai lầm khuyết điểm,thì không biết BCH TƯvà đảng còn ngạo mạn đến bao giờ?
    Cái thói ngạo mạn ngồi trên dư luận, ngồi trên lợi ích quốc gia, bất chấp nguyện vọng của nhân dân và dân tộc này chỉ có từ thời "cách mạng", cái thời "đỉnh cao trí tuệ", vì thế tôi tạm gọi đây là thói ngạo mạn cách mạng.
    Chính thói ngạo mạn cách mạng này đã làm cho đảng tự đánh mất mình trong lòng nhân dân và trong lòng dân tộc. Cũng chính cái thói ngạo mạn này làm cho đảng tự thoái hóa, lung lay và có nguy cơ sụp đổ. 
   

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

MỘT NỬA

Khi tôi lớn lên Thượng đế bảo rằng
Ngươi tồn tại chỉ mới là một nửa
Thế là tôi bỗng thấy mình trống trải
Lẻ chiếc đơn côi chống chếnh vô chừng
Đang độ hồn nhiên chợt vẩn vơ buồn
Tràn nhưa sống sao mà thiếu vắng
Một nửa của tôi đâu?
Thượng đế ơi sao người im lặng
Người khẽ gợi thế rồi Người bỏ lửng cho tôi
Một nửa ở đâu
Một nửa đâu rồi
Mà đôi mắt cứ tìm đôi mắt
Mà trái tim cứ dào lên thổn thức
Mà làn môi khao khát một làn môi
Một nửa ở đâu
Một nửa đâu rồi
Mà khắc khoải tôi đợi chờ hy vọng
Mà mòn mỏi tôi kiếm tìm trông ngóng
Tôi còn đi - đi khắp nhân gian
Tôi còn tìm - tìm mãi tháng năm
Bởi đơn lẻ không là gì cả
Bởi không thể sống bằng một nửa
Bởi con tim cần cho chính con tim
Tôi đi tìm
Tôi đi tìm
Tôi mãi đi tìm
Để được gặp là tôi
Để được gặp chính mình- Một nửa
                                            

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Xin cóp về bài: Khi chủ quyền biển đảo liên tiếp bị xâm phạm

Khi chủ quyền biển đảo liên tiếp bị xâm phạm!

Tống Văn Công *
Thứ bảy 13/10/2012 09:53
Ngày 12. 10, nhiều báo đưa tin Trung Quốc liên tiếp vi phạm nghiêm trọng chủ quyền VN: Ngày 1.10 tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa; ngày 3.10 diễn tập trực chiến khẩn cấp tại vùng biển Hoàng Sa; ngày 8.10 thành lập Phòng Khí tượng “thành phố Tam Sa”.
.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “VN yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của VN, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa VN và TQ cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”. Lời lẽ đầy thiện chí, hòa hiếu vẫn như lâu nay. 
Tuy nhiên, những hành động liên tiếp vi phạm chủ quyền nước ta như kể trên chắc chắn không phải do cấp dưới của họ gây ra vì chưa quán triệt “thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước”! Hành động đó cho thấy, họ đang chuẩn bị dư luận, chờ đợi thời cơ để thực thi kịch bản bành trướng về hướng Đông Nam Á. 
Vậy thì liệu những lời lẽ đầy thiện chí, hòa hiếu của VN có thể làm cho chính quyền TQ lắng nghe và thực hiện chính lời của họ, đó là“phải biết vì đại cuộc mà gìn giữ quan hệ hữu nghị hai nước”? Dù chân thành mong muốn cũng thấy điều ấy khó thành hiện thực! Vậy phải làm gì đây? Hãy cùng ôn lại tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trong tình hình TQ trở thành siêu cường và kiên quyết thực hiện chủ nghĩa bành trướng thì việc “giữ lấy nước” là một thách thức rất lớn, chẳng những đối với chúng ta mà với cả những nước trong vùng. 
Tuy vậy, là một dân tộc liên tục phải đối đầu với ngoại xâm, chúng ta thừa hưởng nhiều bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị: Nuôi dưỡng lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả vì toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền tổ quốc. “Giữ lấy nước” là mục tiêu đồng thuận cao nhất, là sức huy động vĩ đại cho mặt trận đại đoàn kết chống xâm lược. Mọi hành động làm tổn hại tinh thần yêu nước, gây chia rẽ dân tộc trong tình hình hiện nay phải được ngăn chặn. Đấu tranh chống tham nhũng dù cực kỳ cấp thiết, vẫn phải tập trung hết sức cho công cuộc bảo vệ tổ quốc. 
Tăng cường nội lực quốc gia chính là cách chủ động để vô hiệu hóa âm mưu bành trướng của phương Bắc. Cần tập trung làm lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế; sửa đổi hợp lý Luật Đất đai; đổi mới căn bản chính sách phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ… Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển đều cho biết, chìa khóa để mở ra cánh cửa phát triển toàn diện chính là dân chủ.
Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, chúng ta làm rất tốt hoạt động ngoại giao, tuyên truyền quốc tế. Lần này trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, đang có nhiều thiếu sót, chưa làm cho Liên Hợp Quốc và nhiều nước gần gũi hiểu rõ và ủng hộ mình. Phải tìm rõ nguyên nhân để mau chóng khắc phục. Phải cảnh giác trước cái bẫy “vì đại cục” mà TQ nhăm nhăm đòi ta thực hiện, còn họ thì không! 
Đã đến lúc đặt câu hỏi, tại sao họ tự cho mình có quyền ”trói tay, bịt miệng” chúng ta để họ mặc sức hoành hành?     
T.V.C.
Nguồn:  Lao động


Cảm ơn tác giả Tống Văn Công và trang BS

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Mỗi người viếng Bác trồng một cây xanh

  1. Cóp lại một trang trên mạng:


    Gần 50.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Xã ...

    dantri.com.vn/.../gan-50000-luot-nguoi-vao-lang-vieng-chu-tich-ho-...
    3 Tháng Chín 2012 – Người dân đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ... Riêng ngày 2/9 đã có tới 33.957 lượt người vào viếng Lăng và thăm nơi làm việc, .... Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP ...
  2. Hơn 20.000 lượt người viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - VOV Online

    www.baomoi.com › Xã hội › Đối nội - Đối ngoại
    Theo số liệu của Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, hơn 20.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí ...
  3. Gần 50.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch HCM | .:: Đài Phát ...

    thvl.vn/?p=213046
    3 Tháng Chín 2012 – Người dân đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh . ... Riêng ngày 2/9 đã có tới 33.957 lượt người vào viếng Lăng và thăm nơi làm... Dân số không quá 93 triệu người vào năm 2015 · Lãnh đạo Đảng, Nhà ...
  4. Gần 50.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tin tức

    f.tin247.com/.../Gần+50.000+lượt+người+vào+Lăng+viếng+Chủ+tịc...
    Gần 50.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - gan 50.000 ... ngườivào Lăng đủ mọi lứa tuổi, xếp thành hàng dài cả cây số dưới cái nắng oi ...
  5. Gần 48 ngàn lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp ...

    www.baotintuc.vn/.../gan-48-ngan-luot-nguoi-vao-lang-vieng-chu-ti...
    3 Tháng Chín 2012 – Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, trong số lượng khách đến viếng Lăng vào ngày 1/9 và 2/9 có 44.161 lượt người trong nước ...
  6. Gần 50.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

    www.baohoabinh.com.vn/.../Gan_50000_luot_nguoi_vao_Lang_vie...
    4 Tháng Chín 2012 – Người dân đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ... Riêng ngày 2-9 đã có tới 33.957 lượt người vào viếng Lăng và thăm nơi làm..... Bản quyền thuộc báo Hoà Bình . Địa chỉ số 6 Nguyễn Huệ - phường ...
  7. Hơn 47.790 lượt người vào Lăng viếng Bác - Báo Công An Nhân Dân


    Đọc lại di chúc của Bác:

         Trong di chúc Người viết "...Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng". Tôi mong rằng cách hỏa táng dần dần sẽ được phổ biến....
        Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam đảo và Ba vì hình như có nhiều đồi tốt. Trên mộ nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
         Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp..."   

    Nếu thực hiện đúng như di chúc của Bác thì bốn mươi ba năm qua nhân dân ta đã trồng được biết bao nhiêu cây, phủ xanh biết bao nhiêu đất trống đồi trọc và tới nay đã có biết bao nhiêu là héc ta rừng xanh tốt.
    Nếu  có con số thống kê tổng số lượt người viếng Bác trong 43 năm qua, chúng ta sẽ thấy số cây trồng được nhiều đến bao nhiêu. Tiếc là tôi không có được con số đó, nhưng tin chắc là rất lớn. Thế rồi, với tinh thần ấy toàn dân sẽ trồng rừng được nhiều thêm nữa, ở khắp mọi nơi. Và toàn dân lại tích cực bảo vệ rừng, thì thật sự "Rừng là vàng" như lời của Bác. 

KHÓA 3 TRƯỜNG CẤP 3 QUẾ PHONG (1969-1972)

1. Trương Thị Cúc - Nông trang Châu bính-  
2. Lô Thị Duyên - Thông thụ
3. Vi Thị Hằng - Châu tiến- Từ C3 Quỳ châu chuyển lên học lớp 10. 
4. Sầm Thị Hóa- Châu Tiến
5. Sầm Thị Liên - Châu kim
6. Thái Thị Mãn - Nông trang Châu bính -  
7. Lô Văn Chấn ( Hiệp) - Mường nọc - nhập ngũ 1971- Thương binh.
8. Nguyễn Bá Diện - Quỳnh lưu
9. Sầm Văn Đơn- Châu tiến
10. Nguyễn Đăng Khoa - Nghi lộc
11. Ngô Thái Lễ - Mường nọc - Lớp phó học tập.
12. Đậu Xuân Lực - Nghĩa đàn- 
13. Lang Văn Luyến - Mường hin
14. Hà Văn Nam - Châu kim - Nhập ngũ 1971.
15. Đặng Đình Nga - Anh sơn
17. Lô Văn Pặp (Minh Trung) - Mường hin - Bí thư chi đoàn. 
17. Nguyễn Châu Phi - Nam đàn - 
18. Trương Thanh Sơn - Quỳnh lưu
19.Trần doãn Sinh- Đô lương
20. Vi Văn Thắng -Thông thụ.Nhập ngũ 1972.
21. Lê Huy Thạch - Diễn châu - Lớp phó lao động.
22. Vi Văn Tình - Châu kim
23. Lang Văn Toàn - Cắm muộn- nhập ngỹ 1971 Thương binh
24. Võ Quang Thiện - Yên thành
25. Lang Thị Túng - Châu bính
26. Lô Văn Xanh - Lớp trưởngNhập ngũ 1972 Quang phong.
27. Lang Văn Xinh - Cắm muộn - nhập ngũ 1971 Thương binh.

            Bao năm dạy học tôi chỉ chủ nhiệm có mỗi lớp này cho nên nhớ mãi các trò.
                                        
*****
Hay tin các trò Thái thị Mãn, Lô văn Chấn, Lang văn Luyến đã rời cõi tạm.
50 năm thành lập trường 2017 chỉ gặp Trung, Phi, Thắng, Lễ.


Lớp BK3- 12/9 họp mặt thường niên- Hà nội 2012

     Như mọi năm, chủ nhật tuần giáp 12/9, lớp B- K3- 12/9  họp mặt. Năm nay thiếu vợ chông Tân Nhung, thiếu cả vợ chồng Lý Đô. Tân Nhung thì con đã đi Nhật, nên về quê cho đỡ buồn, còn mẹ anh Đô thì yếu mệt nên cả hai cùng về thăm cụ. Chỉ còn lại Bùi Hùng, Thâu, Chi, vợ chồng Hạnh và vợ chồng tôi.
     Hẹn nhau ở công viên Lê nin,


Rồi đi ăn món Huế ở Láng hạ. Ơn trời mọi người vẫn còn khỏe, gia đình bình an, các cháu trưởng thành.
      Thâu thông tin cho bạn bè biết về Phương đang ở Cẩm thủy, có khu nhà vườn cực đẹp với 40 gian nhà cổ.
       Dự định năm sau mọi người sẽ về thăm lại Thạch thành. Giá như liên lạc được với các bạn ở Thanh hóa cùng về thì lại càng vui.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Xin đăng lại bài về bác sĩ- tiến sĩ Lô Văn Xanh - người con của Quế phong

Bác sỹ Lò Văn Xanh tiêm phòng cho bà con cộng đồng - công nhân
07.04.2010 13:03
Xem hình
Bác sĩ tiến sĩ Lò Văn Xanh
Vào ngày 4 -4 - 2010, Tổng công ty Volga- Việt kết hợp với hội người Việt Nam tại thành phố Volgograd - LB Nga đã tổ chức tiêm phòng và khám bệnh cho bà con cộng đồng và công nhân đang sống và làm việc tại thành phố, trực thuộc tổng công ty Volga- Việt.
Trong ngày 4/4/2010, bác sỹ Lò Văn Xanh đã đến tận chợ Tờ-rắc-tơ và các khu có người Việt Nam,  công nhân tổng công ty Volga- Việt sinh sống để tiêm phòng và trực tiếp khám bệnh cho mọi người. Đây là một hoạt động thường xuyên của tổng công ty Volga- Việt, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và các công nhân đang làm việc trong tổng công ty.

Sau đây là những hình ảnh về hoạt động này:


Bác sĩ tiến sĩ Lò Văn Xanh - chủ tịch hội Y dược Việt Nam tại LB  Nga phó tổng giám đốc Trung tâm Y tế Nga - Việt Га -лен  xuống thăm khám và tiêm phòng tại Volgograd.



Khám và chữa bệnh tại KTX số 1





Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bà con làm việc tại trung tâm thương mại Tractor thuộc tổng công ty Volga - Việt



Tiêm phòng cho công nhân Azabaizan làm việc tại trang trại thuộc Tổng công ty Volga - Việt



Tiêm phòng cho công nhân Uzbeckistan làm việc tại trang trại Tổng công ty Volga - Việt





Tiêm phòng cho công nhân Việt Nam làm việc tại trang trại của Tổng công ty Volga - Việt



Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bà con làm việc tại trung tâm thương mại Tractor thuộc Tổng công ty Volga - Việt


Ban quản trị (Theo volgavn1)

Cảm ơn BQT Volga- Viet

Cập nhật hình ảnh Lô Văn Xanh (thứ 4 từ phải sang) dự hội nghị Việt kiều lần thứ hai ở Sài gòn cuối tháng 9/2012