Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

BA ĐIỀU TỰ NGHĨ VỀ MÌNH

     Một là: Cả một đời ngu ngơ lờ mờ về đồng tiền, về cái ăn và về thời gian. Không chừng còn lờ mờ về nhiều thứ khác.

     Hai là: Cả một đời:
Mải mê làm mà không cầu điều gì
Thận trọng mà làm rồi việc xong có thì
Thời gian trôi ư dường như không hay
Ngoài kia trời xanh gió đưa mây bay

      Ba là: Rồi sẽ đến một ngày:
Khi thân ta thành cát bụi
thì giữa đất trời
chỉ còn lời mẹ gọi
tên ta.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Thấp thoáng vật chất mịn trong Chuyển pháp luân

     Đọc Chuyển pháp luân, thấy bóng dáng của mịn. Xin trích dẫn ra đây một số đoạn đại diện để tiện theo dõi:

      "Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập. Như vậy đại não của con người khởi tác dụng gì? Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó. Đại não của chúng ta sau khi tiếp thụ chỉ lệnh ấy, liền biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay, hình thức biểu đạt như thế. Chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó ra; đại não là có tác dụng ấy. [Còn] chỉ lệnh chân chính, tư duy thật sự là do nguyên thần của con người phát xuất ra. Người ta thường vẫn tưởng rằng đây là tác dụng độc lập trực tiếp của đại não; thực ra có những lúc nguyên thần ngụ tại tim, có người thực sự cảm thấy rằng tâm đang suy nghĩ."

Vậy nguyên thần ở đâu trong não, trong tim? 
Theo tôi nguyên thần ở trong mịn, là một " giọt" vật chất mịn chứa "chủng tin tức vũ trụ đại biểu cho một ý nghĩa nào đó", đồng thời nó chứa cả phần mềm phiên dịch ra thành các "chỉ lệnh để đại não chỉ huy chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó".


"Đối với người luyện công mà xét, thì ý niệm chỉ huy công năng người ta để thực hiện các việc; còn đối với người thường mà xét, thì ý niệm chỉ huy tứ chi, các giác quan để làm các việc; tương tự như phòng sản xuất của nhà máy: ban giám đốc ra các chỉ lệnh, và cụ thể [là do] các bộ phận chức năng thực hiện công việc. Cũng giống như bộ phận chỉ huy trong quân đội: tư lệnh ra các mệnh lệnh chỉ huy toàn bộ quân đội hoàn thành nhiệm vụ. Khi tôi đi các nơi mở lớp [giảng bài] thường hay đàm luận về vấn đề này với những lãnh đạo Hội Nghiên cứu khí công vùng sở tại. Họ sửng sốt lắm: ‘Chúng tôi vẫn luôn nghiên cứu rằng tư duy con người có năng lượng tiềm tàng và ý thức tiềm tàng thật to lớn’. Thực ra không phải vậy, họ từ đầu đã trệch rồi. Chúng tôi nói rằng khoa học về [thân] thể người, cần có sự thay đổi lớn về tư duy [quan niệm] của người ta, chứ không thể dùng phương pháp suy lý và phương pháp nhận thức vấn đề của người thường để nhận thức những điều siêu thường như vậy được."


Ý niệm chính là một thứ mịn, ở trong mịn. Và mịn chỉ huy thô (công năng).

"
Nói về ý niệm, còn có một số hình thức ý niệm.ví như có người nói về tiềm ý thức, hạ ý thức, linh cảm, giấc mộng, v.v. Nói về giấc mộng, không có khí công sư nào muốn giải thích về nó. Bởi vì lúc chư vị giáng sinh, thì trong rất nhiều không gian vũ trụ đều có một chư vị đồng thời giáng sinh, cùng với chư vị trở thành một thể hoàn chỉnh, đều có mối liên hệ tương hỗ, đều có quan hệ liên đới về tư duy. Ngoài ra chư vị còn có chủ nguyên thần, phó nguyên thần, còn có hình tượng của các loại thể sinh mệnh khác tồn tại trong [thân] thể; mỗi tế bào, lục phủ ngũ tạng đều là tín tức hình tượng của chư vị với hình thức tồn tại ở không gian khác; do đó vô cùng phức tạp. Khi chư vị mê ngủ lúc thì thế này lúc lại thế khác, rốt cuộc là từ đâu đến? Trong Y học, [người ta] nói rằng có [xảy ra] sự biến đổi ở vỏ não của chúng ta. Ấy là biểu hiện phản ánh tại hình thức vật chất là như vậy, thực ra là nó đã chịu tác dụng của tín tức từ không gian khác. Do vậy khi chư vị ở trong giấc mộng mà chư vị cảm thấy mơ mơ màng màng, thì nó không có quan hệ gì với chư vị, chư vị cũng không cần quan tâm đến nó. Có một loại giấc mộng có quan hệ trực tiếp với chư vị, với loại giấc mộng này chúng ta không thể gọi đó là giấc mộng được. Chủ ý thức của chư vị, nó cũng chính là chủ nguyên thần, ở trong giấc mộng mộng thấy gặp thân quyến; hoặc cảm thấy một sự việc hết sức xác thực; đã thấy gì đó hoặc thực hiện việc nào đó. Ấy chính là chủ nguyên thần của chư vị thật sự ở một không gian khác đã thực thi một việc nào đó, gặp một chuyện gì đó, cũng thực thi rồi, ý thức rõ ràng, chân thực; sự việc kia thực sự có tồn tại, chẳng qua [nó] ở trong một không gian vật chất khác, thực thi tại một thời-không khác. Liệu chư vị có thể gọi đó là giấc mộng được không? Không được. Thân thể của chư vị ở phía bên này đúng là đang nằm ngủ tại nơi đây, nên cũng đành gọi nó là giấc mộng vậy; chỉ có loại giấc mộng ấy là có quan hệ trực tiếp với chư vị."

   Có một cái tôi thô và một cái tôi mịn (không gian vật chất khác) đồng hành.


"Căn cơ được quyết định theo lượng nhiều ít của chất đức mà người ta mang theo thân thể ở một không gian khác. Đức ít, vật chất màu đen nhiều, thì trường nghiệp lực lớn, như thế là thuộc loại căn cơ không tốt; đức nhiều, vật chất màu trắng nhiều, thì trường nghiệp lực nhỏ, như thế là thuộc loại căn cơ tốt. Hai loại vật chất là vật chất màu trắng và vật chất màu đen của người ta có thể chuyển hoá tương hỗ với nhau; chuyển hoá thế nào? Làm điều tốt sẽ sinh ra vật chất màu trắng; vật chất màu trắng là khi chịu khổ, chịu đựng điều thống khổ rồi, [hay] làm điều tốt rồi mà được. Còn vật chất màu đen là khi làm điều xấu, làm điều bất hảo mà sinh ra; nó là nghiệp lực. Nó có một quá trình chuyển hoá như vậy; đồng thời nó còn có quan hệ mang theo. Bởi vì nó trực tiếp đi theo nguyên thần, [nó] không phải là thứ chỉ thuộc về một đời, mà đã được tích luỹ từ những niên đại rất xa xưa. Do đó mới giảng ‘tích nghiệp’, ‘tích đức’, ngoài ra tổ tiên cũng có thể tích lại cho đời sau. Có những lúc tôi nhớ rằng người xưa Trung Quốc hoặc người già hay nói: ‘tổ tiên tích đức’ hoặc ‘tích đức’, ‘khuyết đức’; những lời ấy hết sức đúng đắn, đúng đắn phi thường."



Đức là mịn sáng, nghiệp là mịn tối vậy...

"Chúng ta hãy nói về kẻ ngốc trong những kẻ ngốc; cái lý ở trên cao tầng đều phản đảo lại. Một kẻ ngốc kia ở nơi người thường không thể làm điều xấu gì lớn, không thể đấu tranh chỉ vì lợi ích cá nhân, không cầu danh, và vị ấy không tổn đức. Nhưng người khác lại cấp đức cho vị ấy; đánh vị ấy, [nhục] mạ vị ấy đều là cấp đức cho vị ấy; mà chủng vật chất này cực kỳ trân quý. Trong vũ trụ này của chúng ta có [Pháp] lý thế này: bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất. Người ta nhìn thấy kẻ đại ngốc, ai đều lăng mạ: ‘Mi là đồ ngốc’. Thuận theo lời [nhục] mạ tuôn ra từ cái mồm kia, thì một khối đức đã bay sang.


Chúng tôi giảng, đức có thể trực tiếp diễn hoá [trở] thành công. Chư vị tu cao được đến đâu, chẳng phải chính là đức kia diễn hoá mà thành? Nó trực tiếp có thể diễn hoá [trở] thành công. Quyết định tầng của người ta cao thấp ra sao, công lực lớn nhỏ thế nào, chẳng phải chính là do chủng vật chất ấy diễn hoá mà thành? Chư vị nói xem nó có trân quý không? Nó quả là mang theo đến khi sinh, mang theo đi khi chết. Trong Phật giáo giảng rằng chư vị tu luyện cao đến đâu, đó là quả vị của chư vị. Chư vị phó xuất nhiều đến đâu, thì sẽ đắc được nhiều đến đó; đấy chính là đạo lý. Trong tôn giáo giảng rằng, có đức mà đến đời sau thì sẽ làm quan lớn, phát tài lớn. Ít đức thì có xin ăn cũng không được [ai cho], bởi vì không có đức giao hoán; bất thất bất đắc! Không một chút đức, thì sẽ hình thần toàn diệt, sẽ chết thật sự.


Đời này ngốc đời sau không ngốc, nguyên thần không ngốc. Trong tôn giáo giảng rằng, người kia nếu nhiều đức, thì đời sau làm quan lớn, phát tài lớn, đều dùng đức mà giao hoán.


Tại đây chúng ta giảng thủ đức; còn có một tầng ý nghĩa nữa, tức là, hai chủng vật chất mà chúng ta đem theo bên thân thể kia không phải là do một đời tích luỹ mà thành, chúng đã từ niên đại xa xưa di lưu lại.


Quá khứ có câu “một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”; ấy là nói về các thế giới đơn nguyên không có khái niệm không gian và thời gian; chính là những thế giới mà các Đại Giác Giả cư ngụ; ví như thế giới Cực Lạc, thế giới Lưu Ly, thế giới Pháp Luân, thế giới Liên Hoa, v.v.; chính là những nơi ấy.


     Đúng với mịn. Ở đấy không có khái niệm thời gian, vì thông tin tức thời. Và cũng vì thế mà không gian không còn ý nghĩa gì.

Một khi các Giác Giả gặp mặt, hai người chỉ [cần] mỉm cười, liền hiểu nhau ngay. Bởi vì đây là truyền cảm tư duy không dùng âm thanh; điều tiếp nhận được có mang theo âm thanh lập thể. Khi họ mỉm cười, thì ý kiến đã trao đổi xong rồi."



Tiến sĩ Meyer kết luận: “Tôi tin rằng lời chứng của khoa học xác nhận tư tưởng hữu thần. Trong khi luôn luôn sẽ có những điểm căng thăng hoặc xung đột chưa ngã ngũ, sự phát triển chủ yếu trong khoa học trong năm thập kỷ qua đã và đang hướng mạnh về phía hữu thần”.



Dean Kenyon, một giáo sư sinh học, phát biểu: “Lĩnh vực mới mẻ này về di truyền phân tử là nơi chúng ta thấy phần lớn bằng chứng ép buộc phải tin rằng có sự thiết kế trên Trái Đất”.

Người thiết kế, hay là thần... chính là trí tuệ vũ trụ ở trong mịn.

"Bộ công pháp của chúng tôi, là chân chính thuộc về [loại] công pháp tính mệnh song tu. Công mà chúng ta luyện được được tồn trữ trong từng tế bào thân thể, tận đến trong thành phần vi lạp tồn tại vật chất ở trạng thái vi quan cực nhỏ, cũng chứa công [là] vật chất cao năng lượng. Tuỳ theo công lực chư vị cao bao nhiêu, [thì] mật độ của nó càng lớn bấy nhiêu, uy lực của nó càng lớn bấy nhiêu. Vật chất cao năng lượng này có linh tính; bởi vì nó được tồn trữ từ trong mỗi tế bào, cho đến tận bản nguyên của sinh mệnh; [nên] nó dần dần hình thành hình thái giống như tế bào của thân thể, [trở nên] cùng loại chuỗi sắp xếp của phân tử; [trở nên] cùng hình thái của hết thảy nguyên tử hạch. Nhưng bản chất ấy đã thay đổi rồi; nó không còn là thân thể được cấu thành từ những tế bào nhục thể ban đầu nữa; chẳng phải chư vị đã không còn trong ngũ hành là gì?"

Và rồi tu tâm dưỡng tính chính là làm cho cái tôi mịn ngày một trong sáng hơn lên, đồng thời cái tôi thô cũng được cải thiện.

"Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực".

Tâm tính là mịn. Đức là mịn...
Cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng bản chất là vật chất mịn, với tất cả những thuộc tính của mịn: tức thời, liên tục trù mật dày đặc, lấp đầy và không thể chia cắt...

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

DẦN DÀ NHẬN RA ĐƯỢC BA ĐIỀU

           Về già, dần dà tiệm tiến tới tận cùng cõi tạm mới nhận ra được ba điều:

Điều thứ nhất- CNCS, từ cái gốc triết học, ít nhất có ba sai lầm:
    * Một là: Duy vật biện chứng (thô) đã sùng bái vật chất thô tới mức cho rằng " vật chất quyết định ý thức".
    * Hai là: Đẩy mâu thuẫn vốn có trong lòng mỗi sự vật lên thành "mâu thuẫn đối kháng", và vận động đấu tranh vũ trang "một mất một còn" để giải quyết "ai thắng ai" trong xã hội loài người.
    * Ba là: Quy kết thặng dư thành bóc lột, rồi từ đó đẩy lên  thành đối kháng, kẻ thù.(*)

Điều thứ hai- Nghiệp chướng quá nặng.
      CNCS ra đời trong tối tăm, đói nghèo, thù hận. Đó là một sự thật và có thể như là một tất yếu lịch sử. Rồi nó đồng hành cùng thù hận tối tăm trong bạo lực triền miên, cuốn theo cả dân tộc vào cuộc chiến một mất một còn dai dẳng. Hàng triệu sinh mạng của cả đôi bên và cả không của bên nào, đã ngã xuống. Hàng triệu mảnh đời phải tha hương... để lại một nghiệp chướng quá nặng, không chỉ riêng ai, không chỉ của CS, mà của cả dân tộc và toàn nhân loại.

Điều thứ ba- Chỉ có thể hóa giải nghiệp chướng và hận thù tăm tối bằng ánh sáng trí tuệ từ bi: thành tâm sám hối, buông bỏ sân si ngạo mạn cố chấp, đồng lòng hướng tới lợi ích quốc dân tối thượng: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân chủ phổ quát, dân trí mở mang, dân sinh hạnh phúc.
                                                                         2/2/2018

(*)  Xem bài Tư liệu sản xuất mịn. VQL blog 19/11/2023: Thặng dư là giá trị của TLSX mịn.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

KHU ĐIỀU TRỊ PHUNG QUỲNH LẬP NHỮNG NĂM ĐẦU - p1

     Tháng 6/1956 ba tôi được điều động đi khảo sát thực trạng bệnh phong cùi hủi trên toàn liên khu 4 từ Ninh bình đến Vĩnh linh, đồng thời tìm địa điểm để lập khu điều trị. Đồng mí Quỳnh lập là địa điểm được lựa chọn. Đây là một thung lũng biệt lập nằm gọn giữa một cánh cung núi ôm một cánh cung biển thuộc vùng cực đông bắc Nghệ an.
            Cuối thu năm đó công trường bắt đầu khai thác đá ngay dưới chân núi để bó nền. Rồi khung nhà bằng gỗ được chở ra cùng tre nứa lá và vôi củ bằng đường biển. Các ngôi nhà được nhanh chóng dựng lên với liên kết bu lông, mái tre nứa lá, vách trát tooc xi...Khu CNV có ba ngôi nhà ở mé cực nam Đồng mí, còn khu BN ở phía bắc.


         Ảnh chụp năm 1957. Từ trên đèo nhìn ra phía biển. Khu CNV ở bên phải.

Tháng 4/1957 đón bệnh nhân vào:


Anh Hồng, //, ba tôi Thứ 3, ...blu bên phải là anh Thái...

KHU ĐIỀU TRỊ PHUNG QUỲNH LẬP NHỮNG NĂM ĐẦU - p4

Từ hồi đầu đã có nhiều đoàn khách của ty của bộ về thăm. Có cả đòan chuyên gia Bun- ga -ri sang giúp ta điều trị bệnh phung. Cùng rất nhiều quan chức khác.


Một lần có khách từ bộ y tế về thăm


Và đây là tập thể CBCNV trại phung Quỳnh lập vào cuối thu năm 1958. Chỉ với hai chục CBCNV mà chăm sóc đến hơn 500 bệnh nhân...

Hàng ngồi: ông Mận, ông Khâm, Ba tôi, ông Thư và cháu Dũng con BN, ...?
Hàng đứng trước: chị Bòng, Anh Đỉnh, chị Hợp, chị Chi, mẹ tôi, chị Đượm, ...?, ...?
Hàng đứng sau: anh Thái,  ...?,  ...?, anh Hồng, anh Miện, ...?, Anh Xuân.

***
Ba tôi  1958.


Mùa đông năm 1958 khu tập thể BV chuyển ra ngoài đèo. Đường từ QL1 vào Bv được mở. Đầu năm 1959 máy phát điện được đưa vào sát chân đèo, và kéo dây qua đèo thắp sáng cho toàn BV...

***
Ba mẹ tôi rời Quỳnh lập tháng 11/1960, để về BV A1 Vinh.

***
    Hè 1970 tôi trở lại Quỳnh lập. Khu nhà CNV ở phía nam Đồng mí không còn dấu vết gì. Khu BN tan hoang sau trận bom của Mỹ hồi tháng 6/1965. Bên cạnh lối vào khu BN còn sót lại một phần ngôi nhà hai tầng toang hoác nứt vỡ. 


Rải rác đó đây trong bờ bụi sim mua và những cây rừng tái sinh là những túp lều cùng mảnh vườn con con của những bệnh nhân còn lại.


Sau này đã dựng bia tưởng nhớ







KHU ĐIỀU TRỊ PHUNG QUỲNH LẬP NHỮNG NĂM ĐẦU - p3

 Bệnh nhân vào đông dần, lên hàng trăm người, nhưng   CBCNV thì rất ít. Hồi đầu ngoài ba mẹ tôi, chỉ có anh Thái, chị Chi, chị Hợp và chị Đượm. Chị Đượm làm xét nghiệm, chị Chi, anh Thái là y tá, chị Hợp làm dược và mẹ tôi làm y vụ.




                     Bên trái- ba tôi, giữa - chị Hợp, cuối - anh Thái, còn nữa là quan khách.
                                       (Ngày ấy chỉ khi có quan khách về thăm mới có ảnh.)

  Thực ra, như ba tôi nói, sau khi khám lập hồ sơ bệnh án và lên phác đồ điều trị, thì việc còn lại chỉ là phát thuốc và giám sát uống thuốc hàng ngày. Những thuốc dùng cho BN phung lúc đó như tôi nghe ba hay nói chỉ có Rimifone và DDS.
Những BN nhân có khả năng được lựa chọn để bồi dưỡng thành hộ lý hoặc y tá để giúp việc. Thường thì mỗi dãy nhà BN có một người như thế.

 Đương nhiên, như mọi cộng đồng dân cư, người phung cũng có khi cảm cúm, đau bụng tiêu chảy, ruột thừa, thai sản... Khi đó ba tôi phải trực tiếp giải quyết, nếu bệnh nặng, vì không thể chuyển họ tới BV nào khác. Ngoài ra ba tôi còn phải đi cấp cứu những ca khó ở các xã lân cận vì ngày đó mạng lưới y tế cơ sở huyện xã chưa có.

KHU ĐIỀU TRỊ PHUNG QUỲNH LẬP NHỮNG NĂM ĐẦU - p2

       Bệnh nhân phung được cấp một tháng 12 đồng, (tương đương 30 kg gạo - giá thời ấy) cho ăn mặc. Phần đông bệnh nhân vẫn có khả năng lao động như những người bình thường khác. Họ phục hóa các thửa ruộng cũ, khai hoang thêm, làm rau màu, cấy lúa. Từ năm 1956 ba tôi đã mua trâu về cho nhân viên cày cấy tự túc, sau chuyển cho BN nuôi cày.


Nhà ở của bệnh nhân:

Nhà bếp bệnh nhân: