Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

GIÁ NHƯ NGÀY ẤY

      Những năm có chủ trương "tự túc lương thực tại chỗ", thầy Sầm Khắc Chính công tác tại phòng giáo dục huyện, cũng lên rừng làm rẫy. Sau mùa lúa, thầy trồng tiếp mùa sắn. Thầy Chính trồng xen trong rẫy sắn những cây xoan nhỏ. Hai năm sau, khi những cây xoan đã lớn thì có người ngang nhiên đến chặt về làm cọc rào. Thầy Chính trách, thì họ bảo: : - Cây giữa rừng ai thích chặt thì chặt, của chi ông mà giữ". Thầy Chính nản.
     Tôi đưa chuyện này nói với anh Vy Văn Kỳ vốn là giáo viên, giờ lên làm bi thư: - Anh nên có cách gì bảo hộ cho việc trồng rừng của những người như thầy Chính. Anh Kỳ cười, bảo: - Hiện thời chưa có chủ trương của cấp trên, đành phải chờ vậy.
      Cũng những năm ấy, thầy Lê Huy Nguyên trồng rừng ở Quỳnh lập cũng gặp chuyện tương tự. Thậm chí người chặt phá rừng còn vác dao đến dọa. Hồi cha con tôi ghé thăm, thầy Nguyên bảo: - Để yên cho người ta chặt thì tiếc cái công. Mà đôi co đánh nhau với họ thì hư mất cái tính của mình.
      Sau chuyện của thầy Chính một thời thì có anh Lô Minh Trung ở công an huyện trồng được quế trong vườn nhà rồi mở rộng ra thành rừng đến chân Pu Hiêu, Anh còn đào được ao thả cá ở cửa khe ông Ngãi nhưng tốn nhiều công sức lắm mà hình như cũng chẳng tới đâu...
      Giờ thì rừng tự nhiên gần như hết rồi. mới thấy những người đi tiên phong trồng rừng như thầy Chính, thầy Nguyên, hay anh Trung đáng trân quý biết bao. Giá như ngày ấy có chủ trương "giao đất giao rừng|" sớm hơn một chút. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét