Đầu
óc trống rỗng theo nghĩa thông thường là không có chút tri thức gì, cũng có thể như là đờ đẫn mệt mỏi, mất hết
khả năng tư duy phán đoán, và cũng có thể là năng lực trí tuệ bị hạn chế… Ở đây
chúng tôi muốn hiểu đầu óc trống rỗng theo nghĩa khác. Ấy là hình thức nghỉ ngơi tích cực, là trạng thái thư
giãn tối đa của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ở phần vỏ não.
Thường thì đầu óc chúng ta không hề nghỉ ngơi. Ngay cả trong giấc ngủ những cơn mơ vẫn thường xẩy ra, có khi rất rùng rợn, làm
cho ta giật mình hoảng sợ. Còn khi thức thì trong đầu hết nghĩ chuyện nọ lại
bắt sang chuyện kia, chưa hết điều A đã qua điều B. Cứ thế suốt phút giây này
qua giờ khắc khác, hết tháng này qua năm khác, không lúc nào ngưng. Đấy cũng là
điều mà nhà Phật gọi là tạp niệm. Những tạp niệm ấy làm cho ta tổn hao rất
nhiều năng lượng, rất nhiều trí lực và cả thời gian nữa mà không đạt được một
kết quả gì. Nhiều khi cái sự nghĩ ngợi lung tung theo kiểu “cái tâm con khỉ’ còn làm cho ta mất tập trung tư tưởng khiến công việc không thành, hoặc mắc
phải những sai sót, sơ sểnh không đáng có.
Đầu óc trống rỗng là khi ta bỏ qua những
tác động bên ngoài tâm và thân, để gần như là không nghe, không thấy; cũng là
khi tự mình giải thoát khỏi “tham - sân - si”, khỏi mọi “hỉ - nộ- ái - ố”, khỏi
mọi lo toan tính toán, khỏi mọi oán hận thù hằn, khỏi mọi khổ đau ham muốn…
Tập
dưỡng sinh với phương châm đầu óc trống rỗng là cốt để tránh những điều bất lợi
trên đây. Nó giúp cho thần kinh được thư giãn, khối óc được nghỉ ngơi, kéo theo
sự thư giãn của các cơ bắp, phủ tạng và ngược lại. Đầu óc trống rỗng còn để hạn chế đến
mức thấp nhất sự tiêu hao năng lượng; Để cho các tế bào thần kinh được phục hồi
nhằm cải thiện trạng thái tinh - thần kinh cũng như trạng thái tâm lý; Để con người hòa đồng cùng mọi chúng sinh,
cùng thiên nhiên đất trời và vũ trụ; Cũng là để xóa các thông tin xấu khỏi bộ
nhớ, để làm sạch thân và tâm, tạo cơ hội cho các thông tin bổ ích được ghi nhớ
tốt hơn và được tìm kiếm một cách dễ dàng hơn. Ấy cũng là cách “học quên để nhớ
cho nhiều” như một thi sĩ đã viết.
Đầu
óc trống rỗng còn giúp cho ta có được
hơi thở điều hòa theo đúng nhịp sinh học mà không bị tác động của vỏ não và
cũng chỉ như thế thì ta mới có thể để
tâm một điểm trong quá trình tập luyện dưỡng sinh cũng như trong công việc
hàng ngày, ngỏ hầu đạt được thành tựu tốt nhất.
Tiếc nỗi cái tâm náo loạn và cái đầu ngổn
ngang trăm mối kia đã ngự trị trong ta quá lâu, dường như là thường trực, đến
mức ta không còn nhận ra, hoặc mặc nhiên xem như là một thuộc tính bất biến của
con người, nên việc đưa đầu óc về trống rỗng quả là không dễ, phải kiên nhẫn
lắm thì mới tập được vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét