Lần này qua bù
Chông cha, ở sườn phía tây, trong một hẽm núi kín gió tôi thấy vàng ửng lên cả
một lùm xoan khá lớn. Hẻm núi hứng nắng chiều như chiếc gương lõm ấm hẳn lên.
Có vô số chim chóc quần tụ về ở đó.
Những cây xoan
chừng độ 4- 5 tuổi với những chùm quả vàng ruộm đầu cành. Lạ là khoảng chục km
quanh đây không hề có xoan nhiều tuổi hơn, vậy thì ai đã đưa xoan gieo trồng ở
chốn hoang vu này?.
Những con
chim bạc đầu kết thành đàn chao liệng trên lùm xoan. Chúng hối hả ăn những quả
xoan chín. Chắc là chúng đói lắm sau chặng dài di cư từ phương bắc. Chúng nuốt
chửng cả quả, đọng nghẹn ở cổ. May là mề của chim rất khỏe.
Và những con
chim bạc đầu đã trả lời câu hỏi của tôi...
Mười sáu năm
trước đây tôi chỉ thấy duy nhất một cây xoan ở km119. Giờ thì xoan đã rải đầy
thung lũng Kim sơn. Còn hôm nay tôi đã gặp một khoảng rừng xoan phía tây Pu Kẹp.
Trong rừng tôi
từng gặp những cây quế rai. Đặc biệt có những khoảng rừng cọ mọc lên giữa bạt
ngàn cây lấy gỗ. Trên khoảng rừng cọ đó có những cây gỗ lớn vượt cao lên nổi trội.
Có lần tôi đã gặp một đàn phượng hoàng đất (nôộc cùm) bay lên từ trên những ngọn
cây cao đó. Chúng ăn quả cọ từ đâu đó rồi bay về đây, yên tĩnh chậm rãi tiêu
hóa và thải ra... Những hạt cọ đã nẩy mầm. Ai đó bỏ công phát dọn những cây con
quanh gốc cọ, cho cây cọ mọc khỏe. Và họ trở thành chủ nhân của cả khu rừng cọ
đó.
Nếu quanh những
cây quế, cây lát hoa, cây lim, hay vàng tâm, hay dổi, người ta cũng làm như thế,
hoặc chẳng làm gì cả, cứ để yên cho chúng mọc lên, đừng phát đốt hết đi, thì
chim chóc cũng đã gieo cho ta biết bao nhiêu là cây quý. Con người trồng được một
cây, chim sẽ nhân lên thành trăm cây nữa. Còn khi đã có vạn cây thì sẽ nhân lên
nhiều biết bao nhiêu.
1984
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét