Bon bon trên con đường mới mở thênh thang chúng tôi vào Đồng mí, Đồng minh, Đồng thanh rồi Đông hồi và … tịt. Trước mặt là vách đá dựng đứng sừng sững chắn lối. Thì ra bên Nghệ sốt sắng mở đường chứ bên Thanh chưa động. Quay lại, ngoặt ra mép biển, tìm hỏi để được thăm người trồng rừng Lê Duy Nguyên.
(Ảnh tải về từ mạng)
Thì ra ông đứng kia, trước mắt chúng tôi, đứng tuổi, cao gầy, đang vung tay nói lớn với những người cộng sự về việc bảo vệ rừng. Ông nhanh chóng lấy lại bình tĩnh rồi nói với tôi:
- Rứa đó ông ạ. Phức tạp lắm. Chưa biết là được cái gì nhưng mà mất mất cái tính của mình. Mình đâu có phải là cái thằng cộc cằn rứa mà thành cộc cằn. - Với chất giọng rè rè khê khê rất đặc trưng của vùng đất địa đầu xứ Nghệ, ông nói: - Mình sinh ra lớn lên ở đây, chính cái làng này. Rồi mình đi dạy học nơi xa, rồi mình lại quay về quê để trồng rừng. Thấy cơ man đồi trọc mà tiếc, mà trồng chứ mình có biết tính toán, có biết làm kinh tế chi mô. Mới đầu ai cũng ủng hộ, ai cũng khuyến khích, nhưng đến một khi thì có người ghanh ghét, có kẻ đố kị, có đứa xúc xiểm sau lưng.
- Có đứa ngang nhiên chặt cây của mình. Lúc đầu hắn chặt một đôi cây, mình không nói gì. Đến khi hắn chặt cả vạt thì mình phải nói. Hắn cãi: cây trên rú, đếch của thằng nào. Cái lí dân gian mình rứa đó. Chẳng lẽ mình đưa giấy tờ ra. Có đưa hắn cũng đếch thèm đọc. Nói lắm thì hắn khùng lên, vác dao ra, gọi anh em bà con ra. Mình cũng phải khùng lên. Mình cũng có anh em bà con. May mà không có xung đột gì. Hắn cũng nhát. Mình cũng nhát, lại được cho là thắng. Nhưng mà hư mất cái tính. Đau nhất đấy ông ạ. Hư mất cái tính!
- Trồng mãi, đến dừ là được bốn nghìn ha. Từ chỗ giáp với bệnh viện phung ra Đồng minh, Đồng thanh rồi ra ngoài này, tính từ đỉnh, hắt về bên ni là rừng của tui. Bên tê là Quỳnh lộc, bên tê nựa là Thanh hóa.
- Nghe nói bác có trồng cả lim?
- Có bốn trăm hát. Nhưng mà phải năm sáu chục năm nữa mới cho thu hoạch. Khi đó mình mục xương rồi. Ông cười lục khục trong cổ. Ờ này, tí nựa tôi cho người chở ông đi coi trại hươu. Mình đếch có tiền, khi đắt năm sáu chục triệu một con hươu cái mình đâu dám mua. Nhưng rồi tự dưng mất giá, chỉ còn hai, ba trăm ngàn một con, người ta đưa giết thịt, mình xót quá, mới mua về thả trong rừng. Rồi mình thả cả rùa cả trăn. Nhưng mà không cho thu nhập chi cả.
- Thích thì làm thôi, như là chơi, cũng là cái thú của mình. Buồn nhất là hư mất cái tính. - Ông nhắc lại lần nữa. Chắc là ông trăn trở về điều này nhiều lắm. Nhưng ông nói lên được như rứa thì ông vẫn là ông. Làm sao mà ông mất đi được cái cốt cách nhân văn của mình. Tôi tin là như thế.
Ông đi khòng khòng, tiễn cha con tôi ra cổng. Hẹn ông một ngày gặp lại. Con người như ông, tôi thực sự thán phục. Không dám bày tỏ gì hơn, trước khi chia tay chỉ biết chúc ông sức khỏe.
Thì ra ông đứng kia, trước mắt chúng tôi, đứng tuổi, cao gầy, đang vung tay nói lớn với những người cộng sự về việc bảo vệ rừng. Ông nhanh chóng lấy lại bình tĩnh rồi nói với tôi:
- Rứa đó ông ạ. Phức tạp lắm. Chưa biết là được cái gì nhưng mà mất mất cái tính của mình. Mình đâu có phải là cái thằng cộc cằn rứa mà thành cộc cằn. - Với chất giọng rè rè khê khê rất đặc trưng của vùng đất địa đầu xứ Nghệ, ông nói: - Mình sinh ra lớn lên ở đây, chính cái làng này. Rồi mình đi dạy học nơi xa, rồi mình lại quay về quê để trồng rừng. Thấy cơ man đồi trọc mà tiếc, mà trồng chứ mình có biết tính toán, có biết làm kinh tế chi mô. Mới đầu ai cũng ủng hộ, ai cũng khuyến khích, nhưng đến một khi thì có người ghanh ghét, có kẻ đố kị, có đứa xúc xiểm sau lưng.
- Có đứa ngang nhiên chặt cây của mình. Lúc đầu hắn chặt một đôi cây, mình không nói gì. Đến khi hắn chặt cả vạt thì mình phải nói. Hắn cãi: cây trên rú, đếch của thằng nào. Cái lí dân gian mình rứa đó. Chẳng lẽ mình đưa giấy tờ ra. Có đưa hắn cũng đếch thèm đọc. Nói lắm thì hắn khùng lên, vác dao ra, gọi anh em bà con ra. Mình cũng phải khùng lên. Mình cũng có anh em bà con. May mà không có xung đột gì. Hắn cũng nhát. Mình cũng nhát, lại được cho là thắng. Nhưng mà hư mất cái tính. Đau nhất đấy ông ạ. Hư mất cái tính!
- Trồng mãi, đến dừ là được bốn nghìn ha. Từ chỗ giáp với bệnh viện phung ra Đồng minh, Đồng thanh rồi ra ngoài này, tính từ đỉnh, hắt về bên ni là rừng của tui. Bên tê là Quỳnh lộc, bên tê nựa là Thanh hóa.
- Nghe nói bác có trồng cả lim?
- Có bốn trăm hát. Nhưng mà phải năm sáu chục năm nữa mới cho thu hoạch. Khi đó mình mục xương rồi. Ông cười lục khục trong cổ. Ờ này, tí nựa tôi cho người chở ông đi coi trại hươu. Mình đếch có tiền, khi đắt năm sáu chục triệu một con hươu cái mình đâu dám mua. Nhưng rồi tự dưng mất giá, chỉ còn hai, ba trăm ngàn một con, người ta đưa giết thịt, mình xót quá, mới mua về thả trong rừng. Rồi mình thả cả rùa cả trăn. Nhưng mà không cho thu nhập chi cả.
- Thích thì làm thôi, như là chơi, cũng là cái thú của mình. Buồn nhất là hư mất cái tính. - Ông nhắc lại lần nữa. Chắc là ông trăn trở về điều này nhiều lắm. Nhưng ông nói lên được như rứa thì ông vẫn là ông. Làm sao mà ông mất đi được cái cốt cách nhân văn của mình. Tôi tin là như thế.
Ông đi khòng khòng, tiễn cha con tôi ra cổng. Hẹn ông một ngày gặp lại. Con người như ông, tôi thực sự thán phục. Không dám bày tỏ gì hơn, trước khi chia tay chỉ biết chúc ông sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét