Sáng ngày tới Hiền lương. Có một chiếc cổng phía tay phải bên bờ bắc, vào chào anh gác cổng, nói muốm thăm cầu. Anh bảo phải mua vé. Thì ra muốn thăm một di tích lịch sử cũng không đơn giản tí nào. Mặt anh ta lạnh tanh, chẳng có chút gì thân thiện. Chắc là anh ta nghĩ: dịch vụ cho hai cha con nhà này chẳng được bao nhiêu, chỉ thêm rách việc. Tự dưng liên tưởng tới những điểm 0 lịch sử mà rùng mình.
Nghoảnh sang bên trái, có cái nhà lưu niệm hay bảo tàng chi đó, mà trước mặt nhà, ấn tượng nhất là hai cái loa khủng, giống như hai cái loa ở trụ sở đài tiếng nói VN nơi phố Quán sứ- Hà nội. Thì ra đây là biểu tượng của miền bắc XHCN những năm chiến tranh chống Mỹ, và cũng là biểu tượng của “tiếng nói VN”.
Bên trái chiếc cầu mới qua sông Bến hải, trước mặt cha con tôi là cầu Hiền lương. Chiếc cầu nối hai bờ nam bắc là đây. Chiếc cầu giới tuyến phân chia hai miền nam bắc cũng là đây. Chiếc cầu mà khi xưa sơn hai màu khác nhau là đây. Chiếc cầu là biểu tượng của nỗi đau chia cắt, cũng là biểu tượng của niềm ước mong thống nhất, là đây.
Đứng bên ni cầu ngó bên tê cầu, tự nhiên tôi thấy xót xa. Biết bao máu xương đã phải đổ xuống hai bờ sông này, hai phía sông này, hai miền sông này, cho hôm nay cha con tôi được đến đây, để được chụp lén một bức ảnh thằng con đứng trên cầu...
(Bức ảnh ấy không giữ được, đành cóp một hình tương tự lên đây cho đỡ nhớ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét