Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

ĐỨC TIN

         Việc Ơ-clit đưa ra tiên đề đường thẳng song song là dựa vào đức tin. Ông tin điều mình đưa ra là đúng nhưng không thể chứng minh được bằng lí thuyết. Chỉ có thể tin và công nhận. Và rồi nó được xem là tiên đề để suy luận và chứng minh các định lý khác. Khi đức tin này thay đổi, nghĩa là khi thay đổi hệ tiên đề, sẽ có hình học Ri-ơ-man, hình học Lô-ba-sep-xki và rồi các lí thuyết khác... Điều đó không phải là đã có gì sai, mà là có các chân lí khác nhau trong các mô hình khác nhau, nếu các hệ tiên đề không tự mâu thuẫn.

Trong khi toán học và vật lý lý thuyết dựa vào hệ tiên đề , nghĩa là dựa vào đức tin thì các khoa học thực chứng chỉ tin vào kết quả thí nghiệm. Nhưng, để giải thích các kết quả thí nghiệm, người ta lại phải đưa ra giả thuyết- Mà giả thuyết thực chất cũng lại là một đức tin- Rồi dựa vào giả thuyết đó người ta suy ra trên lý thuyết các kết quả khác, mà sau này nếu thí nghiệm có thể thực chứng được, thì càng củng cố thêm niềm tin vào giả thuyết ấy.

Vậy là mọi khoa học tự nhiên, kể cả lý thuyết lẫn thực nghiệm đều cần đến đức tin.

Không những thế, khoa học quản trị xã hội, quản trị quốc gia từ thời thần trị, đến nhân trị, cho đến thời pháp trị cũng đều phải dựa vào đức tin: tin ở thánh thần, tin ở trời, tin ở vua (con trời), tin vào pháp luật mà cơ sở là hiến pháp- hệ tiên đề gốc - được mọi người thừa nhận.

Và nữa, con người cần tin vào sự linh thiêng phù hộ của tổ tiên ông bà. Con người còn phải tin rằng có ngày mai để mà hôm nay thức dậy. Nếu không tin ở ngày mai thì tin hôm nay, tin ngay lúc này, tin ở chính mình vẫn đang tư duy và tồn tại.

Đức tin hiện diện khắp mọi nơi mọi lúc. Dù ở không gian địa khác nhau, vào các thời khắc khác nhau, trong những mô hình hay những cảnh giới khác nhau thì đức tin như trụ cột chân lý ban đầu vẫn là điểm tựa cho mọi sinh linh, mọi quốc gia và mọi nền khoa học. Nhưng điều đó cũng nói lên rằng: Nếu trụ cột lung lay, nếu hệ tiên đề tự mâu thuẫn thì toàn bộ hệ thống lý thuyết cùng lòng tin sẽ sụp đổ hoàn toàn.


*****
Đọc thêm: Những người có đức tin thường có ý chí, trí tuệ và lối sống tốt hơn: 13 tháng 11 lúc 19:20 
Từ 1901 cho đến năm 2021 có 975 người & tổ chức nhận giải Nobel:
88,4 % THUỘC VỀ NHỮNG NGƯỜI CÓ NIỀM TIN TÔN GIÁO
11,6% LÀ "KHÔNG TÔN GIÁO"
/1/ Cái "lý luận" được tuyên truyền rằng "khoa học không tương thích với tôn giáo" (?), kỳ thực, là một ảo giác tự gây mê và tìm cách gây mụ mị tâm trí người khác.... Trong thực tế về giải Nobel (Vật lý, Hóa học, Sinh-Y học, Kinh tế, Văn chương, Hòa bình), minh chứng cho sức sáng tạo phục vụ nhân sinh, té ra số người không tôn giáo (non-religious) chỉ chiếm 11,6% mà thôi!
* CHRISTIANITY (Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo...), diễn nôm là ĐẠO CHÚA: chiếm đến 65,7 % số người nhận giải Nobel.
* JUDAISIM, tức DO THÁI GIÁO: 20% số người nhận giải Nobel.
* MUSLIM (ở VN quen gọi là "Hồi giáo"): có 13 người nhận giải Nobel, chiếm 1,4%.
* BUDDHISM, tức Đạo Phật: có 7 người nhận giải Nobel, chiếm 1,3%.
=> Tổng cộng các tôn giáo chiếm đến 88,4%.
/2/ Những người xác định thuộc về ĐẠO CHÚA (tín niệm vào Chúa Jesus Christ) chiếm 78.3% giải Nobel Hòa bình, 72.5% giải Nobel Hóa học, 65.3% Nobel Vật lý, 62% Nobel Y học, 54% Nobel Kinh tế, 49.5% giải Nobel Văn chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét