Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Chúng ta đang đánh mất dần một phần ngôn ngữ

 
     Cùng với tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta đang đánh mất dần đi một phần ngôn từ của ngàn đời nay gắn liền với văn hóa nông thôn, nông nghiệp. Quả là các cháu bây giờ không thể nào hình dung được cái cày chìa vôi, cái cào tre, cái hái. Thử điểm một số từ quen thuộc cũ để chỉ các công cụ làm nông như bừa dựng, bừa đạp, trang, phạng, dụi, gàu,…;  đến vật dụng hàng ngày cối xay cối đạp, nia mẹt dần sàng, mủng cạu, nồi bù niêu mốt, trách, sanh, chum trịnh…Các cháu làm sao hình dung nổi những từ đòn xóc, đòn triêng, trốc gióng, giành, trác là để chỉ cái gì. Càng khó hình dung từ khu đị...
    Những nhà nghiên cứu ngôn ngữ có thể thống kê những từ nào đã mất hẳn, những từ ít người còn nhớ, những từ ít khi dùng, những từ có khả năng mai một không lâu sau nữa…
Tôi không làm được điều này, nhưng tôi xót xa khi thấy chúng đang mất dần đi cùng với những bờ xôi ruộng mật, cùng cây đa bến nước sân đình, cùng những dòng sông, những ao làng bị bức tử, cùng với đại ngàn Trường sơn chỉ còn trong huyền thoại.
     Khi con cháu ta không còn hiểu ông cha nói gì, cảm xúc ra sao thì làm sao chúng có thể phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà tổ tiên để lại. Khi ngôn ngữ mất đi một phần là thông tin là hồn cốt của văn chương, của ca từ điệu hát, của lời ăn tiếng nói, của câu chào hỏi, và của văn hóa nói chung bị mất đi, bị mai một đôi phần.
     Đứng trước cái mất và cái được đang diễn ra chóng mặt hằng ngày, có khi ta không kịp cân nhắc đo đếm xem bên nào nhiều bên nào ít. Cái được thì nhoang nhoáng trước mắt, cái mất thì lặng lẽ sau lưng, đến khi chợt tỉnh, quay đầu nhìn lại, biết đâu một khoảng trống kinh người.  











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét