Những tổ ong rừng thường đóng ở nách hoặc giữa cành xiên ngang của những cây gỗ lớn trong rừng. Đi lên bù Chông cha, và đâu đó rải rác trong rừng, tôi đã thấy những tổ ong như thế. Cũng có thể bắt gặp những tổ ong rừng ở các vách đá nhô ra trên lèn đá vôi. Ai qua phà Châu tiến đều thấy những tổ ong rừng trên vách đá lèn trước mắt. Ong rừng chỉ đóng một tầng, có khi to như cả tấm chiếu. Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, năm thuận trời được mùa hoa, có tổ cho đến vài mươi lít mật, còn thì chục lít là thường.
Cây gỗ lớn, dang tay không ôm được nửa vòng. Người lấy ong phải chuẩn bị những cuộn dây rừng và các cây lùng hoặc nứa. Dựng cây lùng vào thân cây gỗ, cột vòng dây thứ nhất ép cây lùng áp sát vào thân cây gỗ. Đứng lên vòng dây thứ nhất, vịn vào cây lùng mà cột vòng dây thứ hai. Lần lượt các vòng dây tiếp theo cho hết cây lùng thứ nhất thì nối tiếp cây lùng thứ hai ... cho đến khi lên tới tổ ong rừng tít trên cao.
Lên đến tổ, người lấy ong thổi bùi nhùi hun khói cho đàn ong bay đi. Những con ong rừng to đen chớp cánh lia lịa làm cho cả tổ dợn lên như sóng. Việc cuối cùng là thòng dưới tổ ong một cái sọt đã lót kín, người lấy ong sát một nhát dao cho tầng ong rơi vào sọt. Dòng mật óng vàng đặc sánh nhễu ra theo lưỡi dao tỏa hương ngọt ngào thơm lựng. Còn từ các vết ong đốt vừa có mùi của mật vừa có mùi chua hắc của nọc. Người lấy ong chịu đau nhẹ nhàng thòng sọt mật xuống trước, rồi lần theo cây lùng mà tụt xuống dần qua từng bậc dây buộc.
*****
Lấy mật ong ở các lèn đá vôi thường là khó nhăn hơn, nhiều khi nguy hiểm. Thận trọng không hề thừa, nhưng rủi ro luôn rình rập. Câu chuyện sau đây tôi ghi lại từ ngày đi thực tập ở Yên thành:
Hai người cùng thôn rủ nhau đi lấy mật ong. Họ là những tay kì cựu. Tổ ong trên lèn đá. Các ông nối hai cây tre với nhau, rồi cùng dựng lên cho đầu ngọn dựa vào vách đá uôm uôm.
Một ông trèo lên. Một ông đứng giữ. Phía trên tổ ong có một mấu đá dô ra. Ông Bài, tên ông là Bài, đã trèo lên đến chỗ với tới mấu đá. Bám một tay thì chưa chắc,nhưng để bám được cả hai tay thì phải nhón chân lên. Chỉ còn hai ngón chân cái trên chót vót ngọn tre thứ hai. Đáng ra phải bỏ mà xuống, đằng này ông lại cố bám.
Thế là trật. Ngọn tre trên cùng trật khỏi ngón chân ông Bài. Không xa, chỉ tí ti, vài gang tay...
Ông Bài quờ quờ hai bàn chân, không với tới. Người ông treo đu lơ trên hai cánh tay thõng xuôi, chỉ còn hai bàn chân còn cử động được. Nó quờ quờ bên vách lèn đá.
Dưới đó là khoảng không ngút mắt, thụt hẫng, là những mỏn đá lô nhô rắn cấc sắc lạnh.
Ông bạn đứng dưới cố dựng cho ngay ngọn tre nhưng một mình ông không khiến nổi. Hai người dựng còn vất vả, huống chi...
Ngọn tre cứ lệch sang trái, rồi lại sang phải, tí ti... Có lúc khẽ chạm vào chân ông Bài rồi lại lệch...
Ông Bài hoảng lên, kêu trời...
Ông bạn đứng dưới càng cuống. Sửa cho ngay không được mà ngọn tre lại xa thêm...
Ông Bài ôm lấy mấu đá mà van trời. Tiếng van tuyệt vọng vang dài theo vách núi vọng đi vọng lại: Trời ơi..., vơ..i... trờ...i...
Cánh tay ôm ngược mỏi dần...
Mấu đá thì trơn...
Ong bay túa ra...
Ngọn tre rung lên trong tay người giữ...
Gân cốt lỏng dần...
Một tiếng thét rú lên...
Lèn đá âm âm truyền đi.
1985
Cây gỗ lớn, dang tay không ôm được nửa vòng. Người lấy ong phải chuẩn bị những cuộn dây rừng và các cây lùng hoặc nứa. Dựng cây lùng vào thân cây gỗ, cột vòng dây thứ nhất ép cây lùng áp sát vào thân cây gỗ. Đứng lên vòng dây thứ nhất, vịn vào cây lùng mà cột vòng dây thứ hai. Lần lượt các vòng dây tiếp theo cho hết cây lùng thứ nhất thì nối tiếp cây lùng thứ hai ... cho đến khi lên tới tổ ong rừng tít trên cao.
Lên đến tổ, người lấy ong thổi bùi nhùi hun khói cho đàn ong bay đi. Những con ong rừng to đen chớp cánh lia lịa làm cho cả tổ dợn lên như sóng. Việc cuối cùng là thòng dưới tổ ong một cái sọt đã lót kín, người lấy ong sát một nhát dao cho tầng ong rơi vào sọt. Dòng mật óng vàng đặc sánh nhễu ra theo lưỡi dao tỏa hương ngọt ngào thơm lựng. Còn từ các vết ong đốt vừa có mùi của mật vừa có mùi chua hắc của nọc. Người lấy ong chịu đau nhẹ nhàng thòng sọt mật xuống trước, rồi lần theo cây lùng mà tụt xuống dần qua từng bậc dây buộc.
*****
Lấy mật ong ở các lèn đá vôi thường là khó nhăn hơn, nhiều khi nguy hiểm. Thận trọng không hề thừa, nhưng rủi ro luôn rình rập. Câu chuyện sau đây tôi ghi lại từ ngày đi thực tập ở Yên thành:
Hai người cùng thôn rủ nhau đi lấy mật ong. Họ là những tay kì cựu. Tổ ong trên lèn đá. Các ông nối hai cây tre với nhau, rồi cùng dựng lên cho đầu ngọn dựa vào vách đá uôm uôm.
Một ông trèo lên. Một ông đứng giữ. Phía trên tổ ong có một mấu đá dô ra. Ông Bài, tên ông là Bài, đã trèo lên đến chỗ với tới mấu đá. Bám một tay thì chưa chắc,nhưng để bám được cả hai tay thì phải nhón chân lên. Chỉ còn hai ngón chân cái trên chót vót ngọn tre thứ hai. Đáng ra phải bỏ mà xuống, đằng này ông lại cố bám.
Thế là trật. Ngọn tre trên cùng trật khỏi ngón chân ông Bài. Không xa, chỉ tí ti, vài gang tay...
Ông Bài quờ quờ hai bàn chân, không với tới. Người ông treo đu lơ trên hai cánh tay thõng xuôi, chỉ còn hai bàn chân còn cử động được. Nó quờ quờ bên vách lèn đá.
Dưới đó là khoảng không ngút mắt, thụt hẫng, là những mỏn đá lô nhô rắn cấc sắc lạnh.
Ông bạn đứng dưới cố dựng cho ngay ngọn tre nhưng một mình ông không khiến nổi. Hai người dựng còn vất vả, huống chi...
Ngọn tre cứ lệch sang trái, rồi lại sang phải, tí ti... Có lúc khẽ chạm vào chân ông Bài rồi lại lệch...
Ông Bài hoảng lên, kêu trời...
Ông bạn đứng dưới càng cuống. Sửa cho ngay không được mà ngọn tre lại xa thêm...
Ông Bài ôm lấy mấu đá mà van trời. Tiếng van tuyệt vọng vang dài theo vách núi vọng đi vọng lại: Trời ơi..., vơ..i... trờ...i...
Cánh tay ôm ngược mỏi dần...
Mấu đá thì trơn...
Ong bay túa ra...
Ngọn tre rung lên trong tay người giữ...
Gân cốt lỏng dần...
Một tiếng thét rú lên...
Lèn đá âm âm truyền đi.
1985
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét