Trong lòng mỗi sự vất đều có mâu thuẩn và giữa các sự vật cũng có mâu thuẩn. Con người vốn dĩ đầy mâu thuẫn và trước sự biến đổi càng bộc lộ những mâu thuẩn tự thân.
Ấy là mâu thuẩn giữa quán tính ( sức ì) của cái cũ và động lực tiến tới cái mới.
Là mâu thuẩn của trạng thái tâm lý giữa quen và lạ, giữa ghê và thích, giữa ghét và ham, giữa quyến luyến và sợ hãi…
Nhưng khi sự thay đổi đã diễn ra rồi thì con người cũng thay đổi theo, không còn là con người với những mâu thuẩn trước đó nữa. Có thể từ anh tá điền làm thuê nay là ông chủ. Trước nhút nhát sợ sệt, nay mạnh mẽ tự tin, thậm chí còn hống hách kiêu ngạo; Trước đói rách thèm khát, nay thừa mứa tham lam, thậm chí còn điên cuồng dục vọng; Trước cần lao, nay trưởng giả... Có thể chiều đổi thay đảo ngược. Cũng không ít kẻ đổi đi đổi về lại thành ra không đổi.
Cách mạng là cuộc đại biến đổi thì sự khác nhau giữa trước và sau càng rõ. Cũng là con người đó nhưng trước sau đã mâu thuẩn nhau rồi. Anh ta tự mâu thuẩn với mình. Đổi thay càng nhiều mâu thuẩn càng gay gắt. Và khi anh không còn là anh ta trước kia nữa, thì vai trò của anh trước kia cũng không còn. Trước làm thuê, nay làm chủ. Trước lãnh tụ, nay thường dân. Trước phất cao ngọn cờ, nay cầm đầu tham nhũng…
Đại biến đổi nhằm giải quyết mâu thuẩn này thì lại nẩy sinh mâu thuẩn khác. Đó không phải là lỗi của biến đổi. Cái đáng quan tâm là chính con người làm nên cuộc biến đổi ấy lại cũng bị biến đổi theo và đến một khi anh ta không còn là anh ta nữa, anh ta tự mâu thuẩn với mình, với tầng lớp đã sinh ra mình, với giai cấp gốc rễ của mình. Anh ta thành kẻ tiền hậu bất nhất. Cái này làm cho anh ta tự đánh mất đi niềm tin trong lòng mọi người. Anh ta trở thành đối tượng của chính mình ngày trước. Và đây chính là cái mất lớn nhất của sự biến đổi.
Mâu thuẫn chính và là bi kịch của đại biến đổi nằm ở chỗ nó biến một bộ phận, thường là bộ phận tích cực nhất, của lực lượng làm nên biến đổi, thành đối tượng của chính cuộc đại biến đổi đó. Nó biến thành phần tích cực nhất thành ra hủ bại nhất, biến cái đỏ nhất thành ra đen nhất.
Nguyên nhân sâu xa của bi kịch này là không xác định được bất biến của cuộc đại biến đổi, gây nên sự biến đổi tùy tiện, rối rắm, hỗn loạn..
Để tránh điều này, cái cốt lõi là phải tuân thủ các bất biến tối thượng, trước và trong khi tiến hành biến đổi.
Biến gì thì biến nhưng phải giữ được những điều bất biến. Đánh mất điều nàu mọi cuộc viến đổi đều vô nghĩa, thậm chí nguy hại.
3-6-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét